Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

Công nghệ tiên tiến trong máy công cụ làm thay đổi sự phát triển của ngành công nghệ chế tạo máy như thế nào? yck2020

Những công nghệ tiên tiến trong máy công cụ làm thay đổi sự phát triển của ngành công nghệ chế tạo máy

Những bước đột phá trong công nghệ máy công cụ đã mang lại những cơ hội tuyệt vời cho ngành chế tạo chi tiết máy. Trong bài viết này, chúng ta sẽ trao đổi về những máy công cụ cắt gọt kim loại tiên tiến, đưa bạn vào thế giới của những thiết bị mà không chỉ gia tăng năng suất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm. Hãy cùng chúng tôi khám phá cách những công nghệ đỉnh cao này đang thay đổi bức tranh trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

10 vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu Công nghệ đúc trong Chế tạo máy - YCk2020

Một số vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu Công nghệ đúc trong chế tạo máy

Công nghệ đúc là nội dung quan trọng trong Công nghệ chế tạo phôi, một nguyên công chuẩn bị cho Gia công cơ khí. Nếu bạn đang theo học các ngành cơ khí động lực, cũng có thể cần tìm hiểu về Công nghệ đúc kim loại và hợp kim để lấy kiến thức cơ sở cho học tập các môn chuyên ngành. Bài viết này, YCK2020 tổng hợp các Vấn đề cơ bản khi nghiên cứu Công nghệ đúc trong chế tạo máy, mời bạn cùng bắt đầu nhé.

Nghiên cứu Ứng dụng của Công nghệ đúc
Nghiên cứu Ứng dụng của Công nghệ đúc

Dành cho đối tượng Cao đẳng cơ khí, nội dung nghiên cứu Công nghệ đúc này sẽ  giúp sinh viên hiểu rõ các khái niệm cơ bản về công nghệ đúc trong khuôn cát và thiết kế công nghệ đúc. Vận dụng vào quá trình học các môn học chuyên ngành và quá trình công tác sau khi tốt nghiệp.

Như vậy, sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

- Về kiến thức:  Ghi nhớ được các khái niệm mở đầu về công nghệ đúc, các công việc khi thiết kế công nghệ đúc.

- Về kỹ năng: Phân tích được quy trình đúc trong khuôn cát. Phân tích được các yêu cầu thiết kế công nghệ đúc.

- Về thái độ: Vận dụng được kiến thức vào các môn học chuyên ngành và thực tế công tác sau này.

Các nội dung sẽ được đề cập tới khi nghiên cứu Công nghệ đúc trong chế tạo máy

- Khái niệm chung về công nghệ đúc

- Thiết kế công nghệ đúc

- Chế tạo khuôn và lõi

Tổ chức học tập thường được áp dụng tại các nhà trường

Tổ chức giảng dạy theo lớp tại phòng học chuyên dùng có học cụ thí nghiệm về công nghệ đúc, giúp sinh viên hiểu được rõ hơn về phương pháp đúc và ứng dụng trong thực tế.

Khi đó các giảng viên sẽ thuyết trình có minh họa, phân tích, đàm thoại, kết hợp phương pháp dạy học có sự trợ giúp của máy vi tính, đèn chiếu. Và sinh viên thì cần tập trung quan sát, lắng nghe, ghi chép nội dung trọng tâm, đồng thời phát biểu ý kiến xây dựng nội dung bài học.

 Tóm tắt trọng tâm phần Công nghệ đúc

1.   Khái niệm, đặc điểm, phân loại công nghệ đúc:

- Giới thiệu, phân tích ví dụ về công nghệ đúc.

- Phân tích ưu, nhược điểm của công nghệ đúc.

- Trình bày cách phân loại dựa vào vật liệu đúc và minh họa.

- Nêu cách phân loại dựa vào vật liệu làm khuôn và lấy ví dụ minh họa   

2.   Đúc trong khuôn cát :

- Trình bày khái niệm đúc trong khuôn cát

- Phân tích tổng quan về quy trình đúc trong khuôn cát

- Phân tích ưu điểm và nhược điểm của công nghệ đúc trong khuôn cát

- Tóm tắt tổng quan về công nghệ đúc khuôn cát trong lĩnh vực công nghệ kim loại.

3.   Thiết kế công nghệ đúc như thế nào ?

- Phân tích các yếu tố sau để thiết kế công nghệ đúc. Đây chính là Những yêu cầu khi thiết kế công nghệ đúc trong công nghệ kim loại và hợp kim, một phần quan trọng của công nghệ chế tạo phôi.

- Thành lập bản vẽ đúc : Lấy thí dụ để làm rõ ý nghĩa của việc phân tích kết cấu chi tiết khi thành lập bản vẽ đúc.

- Mặt phân khuôn đúc:  Trình bày khái niệm về mặt phân khuôn. Lấy ví dụ làm rõ yêu cầu khi chọn mặt phân khuôn khi thành lập bản vẽ đúc.

- Xác định các đại lượng của bản vẽ vật đúc (thông số đúc) bằng cách : Trình bày về Lượng dư gia công cắt gọt. Minh họa Độ dốc rút mẫu là gì? Giải thích về Góc đúc trong bản vẽ đúc. Thậm chí cần Phân tích ý nghĩa Dung sai vật đúc và các thông số đúc khác.

 4.   Thiết kế hệ thống rót, đậu hơi, đậu ngót khi đúc như thế nào ?

Muốn học tốt phần này, bạn cần thực hiện theo gợi ý sau:

- Phân tích Yêu cầu của hệ thống rót

- Giới thiệu một số phương pháp rót thông thường

- Chiếu hình minh họa để làm rõ các bộ phận của hệ thống rót: Cốc rót, Ống rót, Rãnh lọc xỉ.

- Phân tích và minh họa về ý nghĩa của: Đậu hơi, Đậu ngót và Lỗ xuyên khí.

5.   Chế tạo khuôn và lõi khi đúc

  - Giới thiệu các thành phần vật liệu của hỗn hợp làm khuôn, lõi

  - Phân tích và minh họa về các đặc tính của hỗn hợp làm khuôn đúc và lõi trong khuôn đúc, bao gồm:

+ Tính dẻo  

+ Tính công nghệ  

+ Tính chịu nhiệt  

+ Tính thông khí   

- Tự lấy thí dụ thực tế, tìm hiểu về các phần việc trong chế tạo và lắp ráp khuôn đúc.

6.   Phân tích 1 ví dụ về công nghệ chế tạo khuôn và lõi bằng tay: tìm hiểu xong trình bày lại cho người khác hiểu được.

7.   Phân tích ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo khuôn, lõi bằng máy. Xem có lợi gì, khó khăn gì, điều kiện áp dụng và lựa chọn xem làm khuôn đúc bằng máy hoặc bằng tay.

8.   Tự tìm hiểu về phạm vi ứng dụng của việc Chế tạo khuôn, lõi bằng máy trên thực tế? Viết lại bài luận khoảng 5 trang giấy A4.

Các vấn đề 6, 7 và 8 ở trên thuộc về Công nghệ chế tạo khuôn và lõi đúc. Chúng ta cần Sấy khuôn và Lắp khuôn đúc nữa trước khi rót kim loại lỏng vào khuôn đúc.

Nghiên cứu Ứng dụng của Công nghệ đúc
Nghiên cứu Công nghệ đúc cùng Blog YCK2020

9.   Phân tích quá trình rót kim loại lỏng vào khuôn. Nêu chú ý về : Thùng rót, nhiệt độ rót.

Kết luận

Như vậy bạn đã được Blog Yêu cơ khí (YCK2020) hệ thống các vấn đề cơ bản về Công nghệ đúc trong môn Công nghệ kim loại, đây là phần nền tảng để bạn có thể học tốt chuyên ngành chế tạo máy của mình. Chúc bạn thêm kiến thức để hiểu về Công nghệ Đúc qua đó gắn bó với ngành chế tạo máy của mình.


Bạn muốn tìm kiếm gì không?
>> Bạn có trao đổi gì về nội dung này không? Hãy để lại Comment trong phần Nhận xét cuối bài đăng nhé. Bài viết này thuộc chủ đề công bố trên Blog Yêu Cơ Khí #YCK2020 - Kênh chia sẻ kiến thức về Công nghệ Chế tạo máy.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

Tổ chức tháo, làm sạch kiểm tra phân loại chi tiết trong sửa chữa ô tô - cơ khí động lực yck2020

Tổ chức tháo, làm sạch kiểm tra phân loại chi tiết trong sửa chữa ô tô 

Các bạn thân mến, trong công nghệ chế tạo máy thì sản phẩm của chúng ta là những chi tiết máy. Với những chi tiết máy, chúng ta có thể lắp ghép thành từng cụm chi tiết, thành từng bộ phận máy móc, thành từng hệ thống trên những máy cơ khí hoàn chỉnh. Ô tô cũng là một máy hoàn chỉnh.  Nó bao gồm những cụm chi tiết, những hệ thống điều khiển và giúp cho khả năng vận hành ô tô được tối ưu nhất.  Sau thời gian sử dụng, ô tô (và những máy cơ khí khác cũng vậy) sẽ cần phải bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa những chi tiết bị hỏng. Trong công tác bảo dưỡng và sửa chữa ô tô,điều đầu tiên chúng ta cần phải tháo rời các chi tiết khỏi từng cụm chi tiết. Trong bài viết này blog yêu cơ khí xin mời bạn cùng tìm hiểu công tác tháo rời, làm sạch và kiểm tra phân loại các chi tiết trong sửa chữa ô tô.

1. Tổ chức tháo ôtô

Tháo ô tô là gì?

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem khái niệm tháo ô tô là gì nhé.

Tháo ô tô là tập hợp các nguyên công nhằm tách các bộ phận, cụm trên ô tô ra thành các chi tiết riêng lẻ, các mối lắp ghép được tháo ra và xếp lại theo một trình tự xác định.

Tháo ô tô là một trong những quy trình công nghệ quan trọng trong quá trình sửa chữa, nó có tác động lớn đến hiệu quả và chất lượng sửa chữa ô tô. Khối lượng lao động khi tháo chiếm tỷ lệ cao (khoảng 65%) .

- Các điểm cần chú ý trong tổ chức công nghệ tháo ô tô

Để đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng của quá trình sửa chữa khi tháo cần lưu ý một số nội dung sau:

Tẩy Rửa Ô Tô Trước Khi Tháo:

Mọi chi tiết trên ô tô và cụm chi tiết phải được làm sạch một cách kỹ lưỡng trước khi bắt đầu quá trình tháo rời.

Các trạm xưởng cần được trang bị bộ phận hoặc khu vực chuyên dụng để rửa ô tô và cụm trước khi tiến hành tháo rời. Hãy lên youtube để xem các chia sẻ làm sạch ô tô trước khi sửa chữa theo kế hoạch hoặc sửa chữa lớn nhé.

Tổ Chức Quá Trình Tháo Theo Trình Tự:

Tháo ô tô thành các cụm, bộ phận và chi tiết cần được thực hiện theo trình tự logic và tuần tự.

Mỗi vị trí tháo ô tô và cụm phải có phiếu công nghệ chi tiết, ghi rõ trình tự, nội dung phương pháp, công cụ sử dụng, thời gian hoàn thành, và các yêu cầu kỹ thuật.

Sử Dụng Trang Thiết Bị Cơ Khí Hoá Khi Tháo Rời:

Tăng cường sử dụng trang bị cơ khí hoá như kích, máy nâng, cần cẩu di động để hỗ trợ việc tháo rời các cụm từ ô tô và di chuyển chúng đến các vị trí cần thiết.

Đặt cụm tháo lên các giá quay để thuận tiện trong quá trình làm việc.

Tháo Lắp Các Bộ Phận Ổ Đỡ:

Sử dụng các vam ép thuỷ lực và dụng cụ tháo chuyên dụng để tháo lắp các bộ phận ổ đỡ trong quá trình sửa chữa lớn. Lựa chọn dụng cụ tốt thực hiện sec dễ dàng hơn và giúp tháo lắp chi tiết an toàn.

Đảm bảo thời gian tháo ngắn và tránh làm mất dấu các chi tiết quan trọng.

Quản Lý Nhiệt Độ Các Mối Ghép:


Ở các vị trí tháo có độ gắng cao, sử dụng thiết bị gia nhiệt để giảm hư hại khi sử dụng vam và ép. Chú ý nhiệt độ khi gia nhiệt cho quá trình thực hiện của bạn.

Sử Dụng Máy Vặn Đai Ốc Chuyên Dụng:

Trong công việc tháo lắp ô tô, việc tháo lắp các mối ghép ren chiếm một lượng lớn công việc. Sử dụng máy vặn đai ốc chuyên dụng để tối ưu hóa quá trình này.

Bảo Đảm An Toàn:

Chú ý bảo đảm an toàn về người và trang bị, không gây hư hỏng, mất mát chi tiết trong quá trình tháo lắp ôtô.

Tổ chức tháo, làm sạch kiểm tra phân loại chi tiết trong sửa chữa ô tô

Bằng cách chú ý đến những điểm trên, ta có thể đạt được sự hiệu quả và đồng đều trong quá trình tổ chức công nghệ tháo rời ô tô.

2. Các phương pháp làm sạch

Có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để làm sạch chi tiết trên ô tô sau khi tháo rời, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của phương tiện, trang thiết bị rửa, quy mô của trạm xưởng, cũng như mức độ sửa chữa ô tô và cụm. Dưới đây là những phương pháp nổi bật:

Làm sạch bằng cơ khí:

Trong các nhà máy và trạm xưởng, phương pháp này thường được ưa chuộng. Nó sử dụng lực tác động để tách các chất bẩn khỏi bề mặt chi tiết. Công nghệ này bao gồm:

Sử dụng thiết bị phun hạt cứng dưới áp suất cao để xịt chất lỏng vào bề mặt cần làm sạch. Tẩy sơn, tẩy rỉ sét áp dụng cách này rất hay.

Đặt chi tiết vào thùng chứa hạt và dung dịch rửa, sử dụng lực quay, lắc gây va chạm để làm sạch chi tiết.

Sử dụng các thiết bị gia công cơ khí (mài, tiện...) để làm sạch chi tiết.

Làm sạch bằng phương pháp hoá, lý:

Ngâm chi tiết trong dung dịch rửa (ở nhiệt độ thích hợp) để phân tử hoà tan chất bẩn và làm sạch chi tiết. Có thể dùng dầu diesel hoặc xăng để làm sạch.

Áp dụng  chổi lông để cọ khe kẽ cho chi tiết để tạo áp suất cục bộ trên bề mặt, gây xói mòn và làm sạch chi tiết. Có thể dùng máy tạo sóng siêu âm làm sạch bề mặt.

Làm sạch bằng phương pháp thủ công - thủ công kết hợp cơ khí, hoá lý:

Sử dụng các dụng cụ thủ công như chổi quét, bàn chải, giẻ lau cùng với dung dịch rửa để làm sạch chi tiết.

Kết hợp việc ngâm chi tiết trong dung dịch rửa, phun nước với áp suất cao và sử dụng các dụng cụ thủ công để làm sạch chi tiết. Phương pháp này thường được ưa chuộng trong quá trình sửa chữa ô tô tại các trạm sửa chữa đơn vị.


3. Kiểm tra phân loại chi tiết 

Mục đích của việc kiểm tra phân loại chi tiết

Mục đích của việc kiểm tra phân loại chi tiết khi sửa chữa ô tô là để xác định khả năng sử dụng tiếp các chi tiết, lựa chọn phương án sửa chữa dựa trên sơ đồ quy trình công nghệ. Sau khi tháo rời, các chi tiết được phân loại thành ba nhóm: nhóm chi tiết còn tốt (màu sơn trắng), nhóm cần sửa chữa (màu sơn vàng), và nhóm loại bỏ (màu sơn đỏ). Các chi tiết quan trọng như xi lanh, pít tông, trục khuỷu, và trục cam động cơ được ghi lại trên phiếu kiểm tra để xác định kích thước sửa chữa. YCK2020 nhắc đến các chi tiết như trên thuộc chuyên ngành công nghệ ô tô, chỉ hi vọng bạn hiểu nó hơn. lấy đó làm cơ sở để vận dụng vào xử lý các chi tiết và kết cấu cơ khí.

Để thực hiện công việc nhanh chóng và chất lượng, kiểm tra và phân loại chi tiết dựa trên các căn cứ như tài liệu, đặc điểm chức năng, nguyên lý làm việc, vật liệu, kích thước, và các điều kiện kỹ thuật khác. Hư hỏng đặc trưng của chi tiết cũng được xem xét, và tiêu chuẩn như độ mòn cho phép, độ mòn giới hạn được áp dụng để quyết định sửa chữa, tiếp tục sử dụng, hoặc loại bỏ.

Kiểm tra độ mòn của chi tiết

Kiểm tra độ mòn được thực hiện bằng mắt thường và các dụng cụ chuyên dụng, bao gồm đo trực tiếp và gián tiếp, như dụng dưỡng, căn, ánh sáng, và kiểm tra độ kín qua độ lớn của lực ma sát. Đối với các chi tiết trục, lỗ, độ côn và méo cũng được kiểm tra bằng cách sử dụng các dụng cụ đo như pan me, thước cặp, và đồng hồ so.

Cuối cùng, việc kiểm tra vị trí tương quan giữa các bề mặt làm việc được thực hiện bằng bàn phẳng, thước kiểm tra, và đồng hồ so để đảm bảo độ không phẳng và vị trí chính xác của chi tiết.

Qua bài viết này, YCK2020 hi vọng bạn hiểu rõ hơn về quá trình tháo rời, làm sạch và kiểm tra phân loại các chi tiết trong công đoạn sửa chữa ô tô, một máy được tạo nên từ rất nhiều chi tiết máy đã thực hiện bằng công nghệ chế tạo máy và lắp ráp lại. Chúc bạn thêm yêu công nghệ cơ khí nói chung và công nghệ cơ khí động lực nói riêng!



Top All

Nguồn video của Blog Yêu Cơ khí YCK2020

Về chúng tôi

Về chúng tôi
Blog Yêu Cơ khí