Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

10 vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu Công nghệ đúc trong Chế tạo máy - YCk2020

Một số vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu Công nghệ đúc trong chế tạo máy

Công nghệ đúc là nội dung quan trọng trong Công nghệ chế tạo phôi, một nguyên công chuẩn bị cho Gia công cơ khí. Nếu bạn đang theo học các ngành cơ khí động lực, cũng có thể cần tìm hiểu về Công nghệ đúc kim loại và hợp kim để lấy kiến thức cơ sở cho học tập các môn chuyên ngành. Bài viết này, YCK2020 tổng hợp các Vấn đề cơ bản khi nghiên cứu Công nghệ đúc trong chế tạo máy, mời bạn cùng bắt đầu nhé.

Nghiên cứu Ứng dụng của Công nghệ đúc
Nghiên cứu Ứng dụng của Công nghệ đúc

Dành cho đối tượng Cao đẳng cơ khí, nội dung nghiên cứu Công nghệ đúc này sẽ  giúp sinh viên hiểu rõ các khái niệm cơ bản về công nghệ đúc trong khuôn cát và thiết kế công nghệ đúc. Vận dụng vào quá trình học các môn học chuyên ngành và quá trình công tác sau khi tốt nghiệp.

Như vậy, sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

- Về kiến thức:  Ghi nhớ được các khái niệm mở đầu về công nghệ đúc, các công việc khi thiết kế công nghệ đúc.

- Về kỹ năng: Phân tích được quy trình đúc trong khuôn cát. Phân tích được các yêu cầu thiết kế công nghệ đúc.

- Về thái độ: Vận dụng được kiến thức vào các môn học chuyên ngành và thực tế công tác sau này.

Các nội dung sẽ được đề cập tới khi nghiên cứu Công nghệ đúc trong chế tạo máy

- Khái niệm chung về công nghệ đúc

- Thiết kế công nghệ đúc

- Chế tạo khuôn và lõi

Tổ chức học tập thường được áp dụng tại các nhà trường

Tổ chức giảng dạy theo lớp tại phòng học chuyên dùng có học cụ thí nghiệm về công nghệ đúc, giúp sinh viên hiểu được rõ hơn về phương pháp đúc và ứng dụng trong thực tế.

Khi đó các giảng viên sẽ thuyết trình có minh họa, phân tích, đàm thoại, kết hợp phương pháp dạy học có sự trợ giúp của máy vi tính, đèn chiếu. Và sinh viên thì cần tập trung quan sát, lắng nghe, ghi chép nội dung trọng tâm, đồng thời phát biểu ý kiến xây dựng nội dung bài học.

 Tóm tắt trọng tâm phần Công nghệ đúc

1.   Khái niệm, đặc điểm, phân loại công nghệ đúc:

- Giới thiệu, phân tích ví dụ về công nghệ đúc.

- Phân tích ưu, nhược điểm của công nghệ đúc.

- Trình bày cách phân loại dựa vào vật liệu đúc và minh họa.

- Nêu cách phân loại dựa vào vật liệu làm khuôn và lấy ví dụ minh họa   

2.   Đúc trong khuôn cát :

- Trình bày khái niệm đúc trong khuôn cát

- Phân tích tổng quan về quy trình đúc trong khuôn cát

- Phân tích ưu điểm và nhược điểm của công nghệ đúc trong khuôn cát

- Tóm tắt tổng quan về công nghệ đúc khuôn cát trong lĩnh vực công nghệ kim loại.

3.   Thiết kế công nghệ đúc như thế nào ?

- Phân tích các yếu tố sau để thiết kế công nghệ đúc. Đây chính là Những yêu cầu khi thiết kế công nghệ đúc trong công nghệ kim loại và hợp kim, một phần quan trọng của công nghệ chế tạo phôi.

- Thành lập bản vẽ đúc : Lấy thí dụ để làm rõ ý nghĩa của việc phân tích kết cấu chi tiết khi thành lập bản vẽ đúc.

- Mặt phân khuôn đúc:  Trình bày khái niệm về mặt phân khuôn. Lấy ví dụ làm rõ yêu cầu khi chọn mặt phân khuôn khi thành lập bản vẽ đúc.

- Xác định các đại lượng của bản vẽ vật đúc (thông số đúc) bằng cách : Trình bày về Lượng dư gia công cắt gọt. Minh họa Độ dốc rút mẫu là gì? Giải thích về Góc đúc trong bản vẽ đúc. Thậm chí cần Phân tích ý nghĩa Dung sai vật đúc và các thông số đúc khác.

 4.   Thiết kế hệ thống rót, đậu hơi, đậu ngót khi đúc như thế nào ?

Muốn học tốt phần này, bạn cần thực hiện theo gợi ý sau:

- Phân tích Yêu cầu của hệ thống rót

- Giới thiệu một số phương pháp rót thông thường

- Chiếu hình minh họa để làm rõ các bộ phận của hệ thống rót: Cốc rót, Ống rót, Rãnh lọc xỉ.

- Phân tích và minh họa về ý nghĩa của: Đậu hơi, Đậu ngót và Lỗ xuyên khí.

5.   Chế tạo khuôn và lõi khi đúc

  - Giới thiệu các thành phần vật liệu của hỗn hợp làm khuôn, lõi

  - Phân tích và minh họa về các đặc tính của hỗn hợp làm khuôn đúc và lõi trong khuôn đúc, bao gồm:

+ Tính dẻo  

+ Tính công nghệ  

+ Tính chịu nhiệt  

+ Tính thông khí   

- Tự lấy thí dụ thực tế, tìm hiểu về các phần việc trong chế tạo và lắp ráp khuôn đúc.

6.   Phân tích 1 ví dụ về công nghệ chế tạo khuôn và lõi bằng tay: tìm hiểu xong trình bày lại cho người khác hiểu được.

7.   Phân tích ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo khuôn, lõi bằng máy. Xem có lợi gì, khó khăn gì, điều kiện áp dụng và lựa chọn xem làm khuôn đúc bằng máy hoặc bằng tay.

8.   Tự tìm hiểu về phạm vi ứng dụng của việc Chế tạo khuôn, lõi bằng máy trên thực tế? Viết lại bài luận khoảng 5 trang giấy A4.

Các vấn đề 6, 7 và 8 ở trên thuộc về Công nghệ chế tạo khuôn và lõi đúc. Chúng ta cần Sấy khuôn và Lắp khuôn đúc nữa trước khi rót kim loại lỏng vào khuôn đúc.

Nghiên cứu Ứng dụng của Công nghệ đúc
Nghiên cứu Công nghệ đúc cùng Blog YCK2020

9.   Phân tích quá trình rót kim loại lỏng vào khuôn. Nêu chú ý về : Thùng rót, nhiệt độ rót.

Kết luận

Như vậy bạn đã được Blog Yêu cơ khí (YCK2020) hệ thống các vấn đề cơ bản về Công nghệ đúc trong môn Công nghệ kim loại, đây là phần nền tảng để bạn có thể học tốt chuyên ngành chế tạo máy của mình. Chúc bạn thêm kiến thức để hiểu về Công nghệ Đúc qua đó gắn bó với ngành chế tạo máy của mình.


Bạn muốn tìm kiếm gì không?
>> Bạn có trao đổi gì về nội dung này không? Hãy để lại Comment trong phần Nhận xét cuối bài đăng nhé. Bài viết này thuộc chủ đề công bố trên Blog Yêu Cơ Khí #YCK2020 - Kênh chia sẻ kiến thức về Công nghệ Chế tạo máy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nội dung bài viết này có hữu ích với bạn không? #YCK2020 - Dự án Hỗ trợ Cộng đồng Cơ khí Trẻ

Bài đăng mới nhất

Các Phương Pháp Hàn trong Cơ Khí Chế Tạo - yck2020

Top All

Nguồn video của Blog Yêu Cơ khí YCK2020

Về chúng tôi

Về chúng tôi
Blog Yêu Cơ khí