Hiển thị các bài đăng có nhãn khái niệm về quá trình sản xuất và quá trình công nghệ trong chế tạo máy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khái niệm về quá trình sản xuất và quá trình công nghệ trong chế tạo máy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

Quá trình sản xuất và quá trình công nghệ | Giáo trình công nghệ chế tạo máy

Trong công nghệ chế tạo máy, ta phải thực hiện quá trình sản xuất phôi liệu, sản xuất đồ gá, gia công chi tiết… Quá trình sản xuất cơ khí bao gồm tất cả các công đoạn trên cho tới lúc ra thành phẩm, còn quá trình công nghệ là một phần trong quá trình sản xuất.  Blog Yêu cơ khí mời bạn cùng tìm hiểu Khái niệm về quá trình sản xuất và quá trình công nghệ trong công nghệ chế tạo máy. 

Bạn có thể tìm lại bài viết này với tags:  công nghệ chế tạo máy, Giáo trình, khái niệm về quá trình sản xuất và quá trình công nghệ trong chế tạo máy, tải về

Quá trình sản xuất và quá trình công nghệ trong chế tạo máy

1. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 

Quá trình sản xuất là quá trình con người tác động vào tài nguyên thiên nhiên để biến nó thành sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. 

Ví dụ: Trong một nhà máy cơ khí thì quá trình sản xuất là quá trình tổng hợp các hoạt động có ích của con người để biến nguyên liệu và thành phẩm thành sản phẩm của nhà máy. Quá trình tổng hợp đó bao gồm: chế tạo phôi, gia công cắt gọt, gia công nhiệt, hoá công nghiệp, kiểm tra, lắp ráp và hàng loạt các quá trình phụ khác như chế tạo dụng cụ, chế tạo đồ gá, vận chuyển, sửa chữa máy, chạy thử, điều chỉnh, sơn lót, bao bì, đóng gói, bảo quản trong kho….

2. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ

Quá trình công nghệ là gì?

Quá trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay đổi trạng thái và tính chất của đối tượng sản xuất. Thay đổi trạng thái và tính chất bao hàm: thay đổi hình dạng, thay đổi kích thước, thay đổi tính chất cơ lý hoá của vật liệu và thay đổi vị trí tương quan giữa các bộ phận của chi tiết.

Phân loại:

Quá trình công nghệ gia công cơ là quá trình cắt gọt phôi để làm thay đổi kích thước và hình dạng của nó.

Quá trình công nghệ nhiệt luyện là quá trình làm thay đổi tính chất vật lý và hoá học của vật liệu chi tiết.

Quá trình công nghệ lắp ráp là quá trình tạo thành những quan hệ tương quan giữa các chi tiết thông qua các loại liên kết mối lắp ghép.

Ngoài ra còn có các quá trình công nghệ chế tạo phôi như quá trình đúc, quá trình gia công áp lực ...

Như vậy, bạn đã biết đến cách Phân loại Quá trình công nghệ  trong gia công cơ khí rồi đúng không nào.

 Xác định quá trình công nghệ hợp lý (thoả mãn được các yêu cầu của chi tiết như độ chính xác gia công, độ nhám bề mặt, vị trí tương quan giữa các bề mặt, độ chính xác hình dáng học,…) rồi ghi thành văn kiện công nghệ thì các văn kiện công nghệ đó được gọi là quy trình công nghệ. 

Quá trình công nghệ được thực hiện tại các chỗ làm việc.

Vậy chỗ làm việc là gì? Mời bạn cùng nghiên cứu ở phần tiếp sau đây nhé.

3. CHỖ LÀM VIỆC

Chỗ làm việc là một phần của xưởng sản xuất được dùng để thực hiện công việc bằng một hoặc một nhóm công nhân. Tại đây, chỗ làm việc được bố trí các loại dụng cụ, đồ gá, máy cắt gọt, thiết bị nâng, hạ, giá đỡ phôi, chi tiết hoặc đơn vị lắp ráp.

4. THÀNH PHẦN SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY CHẾ TẠO MÁY

Các nhà máy chế tạo máy bao gồm các đơn vị sản xuất riêng biệt được gọi là các phân xưởng và các cơ cấu khác.

Thành phần của một nhà máy chế tạo máy được chia ra các nhóm sau đây:

- Các phân xưởng chuẩn bị phôi: đúc thép, đúc gang, đúc hợp kim màu, rèn dập,…

- Các phân xưởng gia công: gia công cơ, nhiệt luyện, dập nguội, sơn, mạ, lắp ráp,…

- Các phân xưởng phụ: dụng cụ, chế thử, chế tạo khuôn mẫu, thí nghiệm, sửa chữa cơ khí, sửa chữa điện,…

- Các kho  chứa: vật liệu, dụng cụ, khuôn mẫu, nhiên liệu, sản phẩm,…

- Các trạm cung cấp năng lượng: điện, nhiệt, hơi ép và khí nén, nước,...

- Các cơ cấu vận  chuyển.

- Các thiết bị vệ sinh-kỹ thuật: sưởi ấm, thông gió, đường ống cấp nước, hệ thống cống rãnh,...

- Các bộ phận chung của nhà máy: phòng thí nghiệm trung tâm, phòng  thí nghiệm công nghệ, phòng thí nghiệm đo lường trung tâm, các văn phòng, trạm xá, nhà ăn, hệ thống liên lạc,…

Thành phần của các phân xưởng và các cơ cấu được xác định bằng sản lượng của sản phẩm, đặc tính của qui trình công nghệ, yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm và các yếu tố sản xuất khác, đồng thời bằng mức độ chuyên môn hóa sản xuất và sự hợp tác của nhà máy với các xí nghiệp khác trong ngành cũng như ngoài ngành.

Nếu một nhà máy được thiết kế sẽ nhận phôi đúc từ nhà máy khác thì trong thành phần của nhà máy này không có phân xưởng đúc. 

Trong sản xuất lớn có rất nhiều nhà máy đã biết hợp tác với các nhà máy chuyên môn hóa để được cung cấp các bộ phận sản phẩm dùng cho sản phẩm được chế tạo tại nhà máy, ví dụ, các nhà máy chế tạo ô tô và chế tạo máy kéo đã đặt hàng các động cơ từ các nhà máy khác. 

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm về quá trình sản xuất quá trình công nghệ trong chế tạo máy, trong gia công cơ khí chính xác.  Hi vọng nội dung bài viết này là hữu ích với bạn.

Bạn có thể tải về nội dung bài viết này dạng file word tại đây.  Chúc các bạn thành công nha.



Bạn có trao đổi gì về nội dung khái niệm về quá trình sản xuất và quá trình công nghệ trong chế tạo máy không? Hãy để lại Comment trong phần Nhận xét cuối bài đăng nhé. Bài viết này thuộc chủ đề công bố trên Blog Yêu Cơ Khí #YCK2020 - Kênh chia sẻ kiến thức về Công nghệ Chế tạo máy. 

------------------- 

Nội dung liên quan:

 Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Top All

Nguồn video của Blog Yêu Cơ khí YCK2020

Về chúng tôi

Về chúng tôi
Blog Yêu Cơ khí