Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Giới thiệu Máy Tiện CNC 5 Trục CTX 400 của DMG Mori - YCK2020

Kênh #TheCNC xin giới thiệu về máy tiện CNC CTX 400 của hãng DMG Cộng hòa Liên bang Đức. Đây chỉ là giới thiệu sơ bộ, nhìn từ bên ngoài khi máy tiện CNC CTX 400 đang hoạt động. Xin hãy chia sẻ video và Đăng ký kênh để đón xem Video mới về Các Bộ phận Chính của Máy Tiện CNC dòng CTX và Hoạt động của máy này nhé. Chúc các bạn có thêm trải nghiệm về Gia công Cơ khí Chính xác Bằng Máy Tiện CNC 5 trục. Thanks.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Công Nghệ Chế Tạo Máy | Khả năng công nghệ của bào và xọc trong Gia công Cơ khí Cắt gọt

Công Nghệ Chế Tạo Máy | Khả năng công nghệ của bào và xọc Trong Gia công Cơ khí Cắt gọt


    Trong Gia công Cơ khí bằng Cắt gọt, Bào và Xọc được dùng rộng rãi khi sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ và hàng loạt lớn. Trong quá trình gia công ít phải dùng đồ gá và các dao cụ phức tạp. Năng suất của bào và xọc thấp do:

- Có hành trình chạy không .

- Đầu dao có chuyển động tịnh tiến khứ hồi do đó không thể làm việc với vận tốc cắt lớn. Để tránh lực quán tính lớn sinh ra khi đảo chiều chuyển động thông thường vận tốc cắt khi bào v = 12-22m/ph, vận tốc cắt khi xọc v = 12 m/ph.

- Khi bào hoặc xọc không có khả năng gia công bằng nhiều dao cùng một lúc (trừ máy bào giường).

Tags: 

1. Khả năng công nghệ của bào và xọc

Bào và xọc là các phương pháp gia công có tính vạn năng cao, chuyển động cắt đơn giản. Bào chủ yếu dùng gia công các mặt phẳng nhưng cũng gia công được các mặt định hình có đường sinh thẳng (hình 1a).



Hình 1a. Khả năng gia công các mặt định hình có đường sinh thẳng của bào

Bào có các dạng bào thô, bào tinh, bào tinh mỏng và bào tinh rộng bản. Bào tinh rộng bản có khả năng đạt độ chính xác và độ nhẵn bề mặt cao.

Xọc chủ yếu dùng để gia công các rãnh then trong lỗ. Trong sửa chữa đôi khi dùng xọc để gia công rãnh then hoa trong lỗ hoặc xọc răng theo nguyên lý định hình.

Bảng 1. Độ chính xác và độ nhám bề mặt của một số dạng dao

Độ chính xác và độ nhám bề mặt khi bào

Các dạng bào

Bào thô

Bào tinh

Bào tinh mỏng

Độ chính xác

Cấp 13 - 12

Cấp 8 - 7

Cấp 7 - 6

Riêng độ thẳng tới 0,02 mm/1000mm

  Độ         Rz 

  nhám     Ra 

80

 

2,5

 

1,25 – 0,63

 

Dưới đây là video mô tả hoạt động của máy bào ngang được phát hành trên kênh Youtube The CNC - Kho học liệu CAD CAM CNC Miến phí, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Nguyên lý hoạt động của Máy Bào Ngang. 


2. Các biện pháp công nghệ khi bào và xọc

Để tăng năng suất khi bào người ta dùng các biện pháp sau:

- Gá đặt

Trong sản xuất đơn chiếc phôi được gá đặt dựa theo dấu, rà gá và cắt thử nên năng suất thấp. Trong sản xuất hàng loạt người ta sử dụng đồ gá cũng như cữ so dao để gá đặt chi tiết và dụng cụ cắt nhằm tăng năng suất.

- Chọn máy:

Các chi tiết lớn nên gia công trên các máy bào giường để có thể gia công đồng thời nhiều bề mặt bằng nhiều đầu dao và nhiều dao khác nhau (hình 1b).



Hình 1b Sơ đồ gia công dùng nhiều dao trên máy bào giường

Khi dùng nhiều dao có thể gá dao theo 2 cách:

+ Gá dao theo cách phân chia chiều sâu cắt làm nhiều lớp (hình 2a) sẽ tránh được ảnh hưởng của hiện tượng mòn dao không đồng đều tới chất lượng bề mặt gia công.

+ Gá dao theo cách đặt các dao nối liên tục theo phương tiến dao cho phép gia công với bước tiến S lớn (hình 2b). Khi đó bước tiến cho 1 dao là với n là số lượng dao và  hiện tượng mòn không đều của các dao sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt gia công.

- Các chi tiết có bề mặt gia công hẹp nên gá thành hàng dọc theo phương chuyển động cắt.


H2. Sơ đồ gá dao bào khi gia công dùng nhiều dao

a. gá nhiều dao theo phương của chiều sâu cắt

b. gá nhiều dao theo phương tiến dao

3. Các biện pháp nâng cao độ chính xác khi bào

Để nâng cao độ chính xác gia công khi bào người ta dùng các biện pháp công nghệ sau đây:

Kiểm tra gá dao bang quan sát khe sáng

- Khi gia công các chi tiết lớn nên tách thành hai nguyên công gia công thô và tinh riêng biệt để giảm ảnh hưởng của hiện tượng phân bố lại ứng suất dư sau khi gia công thô và tinh trong cùng một lần gá trên máy bào giường thì sau bước gia công thô nên nới lỏng các đòn kẹp để chi tiết biến dạng tự do gây ra hiện tượng phân bố lại ứng suất dư sau khi cắt thô, sau đó kẹp nhẹ để tiếp tục cắt tinh.

- Dùng phương pháp bào tinh mỏng bằng dao rộng bản chế tạo từ hợp kim cứng: dao bào có bề rộng từ 40mm + 120 mm, cắt với chiều sâu cắt t nhỏ (t1 = 0,1 - 0,2 mm, t2 = 0,05 - 0,1 mm) bằng 1 hoặc 2 lần chạy dao, bước tiến cắt lớn (S = 0,5 bề rộng dao), vc  = 15 - 200 m/ ph.

- Bào tinh mỏng bằng dao rộng bản có các yêu cầu sau:

+ Máy phải đảm bảo chính xác.

+ Dao đủ cứng vững, phần công xôn của dao ngắn, lưỡi dao phải thẳng và được đánh bóng đạt Ra = 0,16um, gá đặt dao phải kiểm tra bằng khe sáng.

+ Các mặt tỳ của chi tiết phải thẳng và có Ra < 5 um

Bào tinh mỏng bằng dao rộng bản đạt được độ chính xác kích thước, độ phẳng, độ nhám bề mặt cao, có thể thay thế cho cạo hoặc khi không có phương tiện khác như mài phẳng, chuốt.

Click đây nếu muốn xem lại 1 lần nữa video mô tả Hoạt động của máy bào ngang được phát hành trên kênh Youtube: The CNC - Kho học liệu CAD CAM CNC Miến phí, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Nguyên lý hoạt động của Máy Bào Ngang. 

 ------------------- ==> Liên kết Tải file bài viết này về máy tính của bạn: ==>Link Free YCK2020

 Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Công nghệ Chế tạo máy | CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG | YCK2020

CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG | YCK2020

Gia công chi tiết bằng cắt gọt là một phương pháp điển hình trong chế tạo máy. Ở đó, ta đánh giá chất lượng chi tiết được gia công bằng nhiều yếu tố: độ chính xác về kích thước, hình dạng hình học, độ tương quan giữa các bề mặt, ... và chất lượng bề mặt gia công là một yếu tố quan trọng phải kể đến.

Tags: 

Chất lượng bề mặt gia công được đánh giá bằng hai yếu tố đặc trưng:

          - Tính chất cơ lý của lớp kim loại bề mặt.

          - Độ nhám bề mặt.

Chất lượng của lớp kim loại bề mặt được tạo thành bởi tính chất của kim loại và phương pháp gia công cơ. Trong quá trình gia công cơ dưới tác dụng của lưỡi cắt dụng cụ, trên bề mặt kim loại tạo thành những vết lồi, lõm và cấu trúc của lớp bề mặt cũng thay đổi (lớp bề mặt bị biến dạng dẻo và tạo thành biến cứng, đồng thời xuất hiện ứng xuất dư).

Mức độ biến cứng và chiều sâu biến cứng phụ thuộc vào phương pháp gia công và chế độ cắt (lượng chạy dao, chiều sâu cắt và tốc độ cắt). Khi tăng lượng chạy dao và tốc độ cắt, chiều sâu biến cứng tăng lên, ngược lại khi tăng tốc độ cắt thì chiều sâu biến cứng giảm xuống.

Các sai số của bề mặt gia công được phân biệt theo dấu hiệu hình học như sau:

Sai số hình dáng (độ ô van, độ côn, độ tang trống, độ đa cạnh,...)

          Độ sóng bề mặt.

          Độ nhám bề mặt (được tạo thành bằng những vết lồi, lõm dưới tác dụng của lưỡi cắt).


Hình 1. Các dạng bề mặt gia công

Bề mặt có thể có độ sóng và độ nhám cao (bề mặt 1 trên hình 1), độ sóng và độ nhám vừa phải (bề mặt 2 trên hình 1), bề mặt tương đối bằng phẳng nhưng có độ nhám cao (bề mặt 3 trên hình 1) hoặc bề mặt phẳng với độ nhám thấp hơn (bề mặt 4 trên hình 1).

Sai số hình dáng hình học là một trong những yếu tố của độ chính xác gia công, vì vậy các sai số này được nghiên cứu sâu ở chương 3 (độ chính xác gia công).

Độ sóng bề mặt xuất hiện khi gia công có rung động của hệ thống công nghệ (Máy - Dao – Đồ gá – Chi tiết gia công), quá trình cắt không liên tục, độ đảo của dụng cắt,… thông thường độ sóng bề mặt xuất hiện khi gia công các chi tiết có kích thước vừa và lớn bằng các phương pháp tiện, phay và mài.

Bề mặt chi tiết được gia công bằng các dụng cụ có lưỡi cắt (dao tiện, dao phay, dao bào,…) có độ nhám với các đặc tính khác nhau:

                                

               Hình 2. Độ nhám dọc (a) và độ nhám ngang (b)

          Độ nhám dọc (trùng với phương của vectơ tốc độ cắt – hình 2 a).

          Độ nhám ngang (vuông góc với phương của vectơ tốc độ cắt, hình 2 b).

Độ nhám dọc xuất hiện khi lực cắt có biến đổi gay ra rung động. Ngoài ra, độ nhám dọc còn xuất hiện do nguyên nhân của lẹo dao (hiện tượng lớp kim loại bị dính chặt trên mũi dao).

Độ nhám ngang thông thường lớn hơn độ nhám dọc. Khi gia công tinh bằng bề mặt bằng dụng cụ hạt mài, độ nhám bề mặt theo các phương ngang và dọc gần như nhau.

          Chất lượng bề mặt gia công phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

          - Tính chất của vật liệu gia công.

          - Phương pháp gia công (tiện, bào, phay, mài, ...).

          Chế độ cắt (tốc độ cắt, lượng chạy dao, chiều sâu cắt).

          - Độ cứng vững của hệ thống công nghệ gồm Máy-Dao-Đồ gá-Chi tiết gia công.

          - Thông số hình học của dao.

          - Cách dùng dung dịch trơn nguội.

Mỗi yếu tố để đánh giá chất lượng bề mặt gia công đều cần phải xem xét kỹ lưỡng, theo điều kiện kỹ thuật của máy móc, hoặc căn cứ theo yêu cầu của đơn hàng, ta nghiên cứu Đồ gá đặt và Dụng cụ cắt gọt cho phù hợp với Phương pháp gia công để vừa nâng cao năng suất vừa tăng chất lượng sản phẩm.




 Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Bài đăng mới nhất

Hướng dẫn vận hành Phay CNC SINUMERIK 840D sl / 828D, Siemens

Top All

Nguồn video của Blog Yêu Cơ khí YCK2020

Về chúng tôi

Về chúng tôi
Blog Yêu Cơ khí