Hiển thị các bài đăng có nhãn YCK2020. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn YCK2020. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2022

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC PHAY CHUYÊN NGÀNH GIA CÔNG CƠ KHÍ - BLOG YÊU CƠ KHÍ - YCK2020

Tải về ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC PHAY CHUYÊN NGÀNH
Khi vào học chuyên ngành thực tập phay cơ bản và thực tập phay nâng cao, các bạn hay quan tâm xem mình sẽ thực hành phay các loại máy phay nào? Thực hành gia công phay những bài tập gì? ... đúng không? Tìm hiểu đề cương môn học sẽ giúp chúng ta trả lời được các câu hỏi đó.  
Môn học này còn có thể gọi tên khác nhau tùy từng trường đào tạo chuyên ngành cơ khí, nhưng có 7 TÍN CHỈ với thời gian đào tạo cụ thể là:
    Số tiết lý thuyết:     27
    Số tiết thực hành: 288
    tổng cộng:               315 tiết
Bạn xem trước ở đây hoặc tải file về miễn phí ở liên kết phía dưới nha.

>>> Link tải về free FILE PPT ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC PHAY CHUYÊN NGÀNH GIA CÔNG CƠ KHÍ tại đây nhé.
Xem thêm
Bạn có trao đổi gì về nội dung "ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC THỰC TẬP  PHAY CHUYÊN NGÀNH" này không? Hãy để lại Comment trong phần Nhận xét cuối bài đăng nhé. Bài viết này thuộc chủ đề công bố trên Blog Yêu Cơ Khí #YCK2020 - Kênh chia sẻ kiến thức về Công nghệ Chế tạo máy.
Bạn muốn Tìm kiếm gì không?

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

Tổng quan về phương pháp chế tạo phôi bằng công nghệ Đúc- Blog Yêu cơ khí - YCK2020


Trong Công nghệ chế tạo máy, Nguyên công đúc đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo phôi để gia công chi tiết. Quá trình đúc là gì? Phân loại các phương pháp đúc ra sao? Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đúc thế nào? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết “Tổng quan về phương pháp chế tạo phôi bằng đúc” được phát hành trên Blog Yêu cơ khí nhé.

Bạn có thể tìm lại bài này bằng các từ khóa: chế tạo phôi, phương pháp đúc, ưu điểm và nhược điểm của quá trình đúc, các yếu tố tác động của môi trường xung quanh trong quá trình đúc, Phân loại các phương pháp đúc.

Tổng quan về phương pháp chế tạo phôi bằng đúc

Quá trình đúc là gì? 

Đúc là quá trình điền đầy kim loại ở thể lỏng vào lòng khuôn có hình dạng dạng kích thước định sẵn. Sau khi kim loại đông đặc ta thu được sản phẩm tương ứng với lòng khuôn. Sản phẩm đó gọi là vật đúc.

Vật đúc có thể đem ra dung ngay gọi là chi tiết đúc.

Nếu đem vật đúc đi gia công như gia công cắt gọt gọi là phôi đúc. Dạng này chiếm tỉ lệ lớn trong công nghệ chế tạo máy.

Chính vì vậy, phương pháp Đúc còn được gọi đúng bản chất là phương pháp chế tạo phôi bằng đúc.

Như vậy, bạn đã hiểu được khái niệm về Quá trình đúc rồi. Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của quá trình đúc nhé.

Ưu điểm của phương pháp đúc:

  • Đúc được mọi vật liệu như: gang, thép, hợp kim màu, vật liệu phi kim khi nấu chảy.

  • Tạo ra vật đúc có kết cấu phức tạp.

  • Đúc được vật có khối lượng lớn, mà các gia công phôi khác không thực hiện được.

Nhược điểm của phương pháp đúc:

  • Do quá trình kết tinh từ thể lỏng nên vật đúc dễ tồn tại ở dạng rỗ co, rỗ khí, nứt, lẫn tạp chất…

  • Sản phẩm đúc có độ chính xác về hình dạng, kích thước và độ bóng thấp.

  • Tiêu hao vật liệu đúc cho rót, đậu… lớn.

  • Khó khăn khi kiểm tra bên trong vật đúc.

Để thực hiện nguyên công đúc, ta cần có khuôn đúc và hệ thống công nghệ gồm lò nấu, dụng cụ trong hệ thống rót, đậu hơi, đậu ngót, …Nhiều chi tiết được tạo ra nhờ phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy. Vậy: phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy là gì? Nguyên lý tạo sản phẩm đúc trong khuôn làm bằng mẫu chảy thế nào? Xin mời bạn cùng tiếp tục ngay dưới đây.

Phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy là gì?

Phương pháp đúc trong khuôn làm bằng mẫu chảy dựa trên nguyên tắc tạo khuôn bằng cách sử dụng mẫu là chất dễ chảy trong gia công nhiệt (như sáp), mẫu sẽ được bao bọc bởi các vật liệu chịu nhiệt kết dính với nhau (như thạch cao, cát…).

Sau đó khuôn mẫu sẽ được đem đi nung cho mẫu sáp chảy ra khỏi khuôn chính là hình dạng của mẫu cần được tạo ra. Đó chính là nguyên lý tạo ra sản phẩm đúc khi sử dụng khuôn có mẫu chảy.


Ưu điểm của Phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy:

  • Có thể đúc được những vật đúc rất phức tạp và đúc được những hợp kim khó chảy như thép không gỉ, thép gió…

  • Độ chính xác và độ bóng bề mặt rất cao: vì độ chính xác của mẫu chảy lớn, không có bề mặt phân khuôn nên không có sự sai lệch khuôn và khuyết tật do lắp ráp khuôn gây ra, không có nguyên công rút mẫu nên giảm được sai số do việc rút mẫu, rót kim loại lỏng vào khuôn đã được nung nóng nên giảm ứng suất nhiệt do đó vật đúc ít bị nứt, cong vênh.

Nhược điểm Phương pháp đúc trong khuôn làm bằng mẫu chảy, đó là: Cường độ lao động cao, chu trình sản xuất dài, giá thành chế tạo khuôn cao.

 

Khi đúc kim loại hoặc hợp kim, để ra sản phẩm đạt yêu cầu, chi tiết phải không có khuyết tật sản phẩm.

Khuyết tật của sản phẩm đúc là gì?

Khuyết tật của đúc là sự sai lệch về hình dạng, kích thước, tính chất vật lý, trọng lượng, … so với yêu cầu thiết kế, các tiêu chuẩn đã quy định hoặc những điều kiện  kỹ thuật đã được qui ước.

Có các dạng khuyết tật sản phẩm đúc nào?

  • Thiếu hụt: là hình dạng của vật đúc không đầy đủ, không sắc nét.

  • Vênh: là sự thay đổi hình dạng, kích thước của vật đúc so với yêu cầu.

  • Cháy cát:  là hiện tượng bề mặt của vật đúc có một lớp vỏ cứng do hỗn hợp làm khuôn bị cháy, chảy bám vào.

  • Khớp: là những khe rãnh hoặc chỗ lõm xuyên thấu hay trên bề mặt vật đúc có mép tròn.

  • Nứt: là các khe thẳng hoặc cong xuyên thấu hay trên mặt không có mép tròn như khớp.

  • Rỗ khí: là những lỗ nhỏ ở bề mặt hoặc trong vật đúc, bề mặt lỗ nhẵn bóng.

  • Rỗ co (lõm co): là những lỗ nhỏ trên bề mặt hoặc trong vật đúc như rỗ khí, nhưng khác ở chỗ là bề mặt lỗ sần sùi, không nhẵn.

  • Rỗ xỉ: là những lỗ hỏng trên bề mặt hoặc trong vật đúc (giống như rỗ co), nhưng trong lỗ hổng đó có chưa xỉ.

  • Rỗ cát: là những lỗ hổng như rỗ xỉ nhưng  trong chứa đầy hoặc một phần hỗn hợp làm khuôn.

Sau khi đúc, ta chờ nguội, tháo khuôn và Kiểm tra sản phẩm. Những phần việc kiểm tra cụ thể như sau:

  • Kiểm tra khuyết tật bên ngoài như thiếu hụt, cháy cát, vênh, … bằng mắt thường.

  • Kiểm tra khuyết tật bên trong như rỗ khí, nứt, bằng tia X hay tia gamma.

  • Kiểm tra tổ chức kim cương.

  • Kiểm tra tính chất cơ lý như bền kéo, nén, độ cứng…

Nếu sản phẩm đúc có khuyết tật không sửa chữa, hay khắc phục được thì ta phân loại thành phế phẩm. Nếu sản phẩm đúc có khuyết tật có thể khắc phục được thì ta tiến hành Sửa chữa khuyết tật, các phần việc sửa chữa bao gồm:

  • Trét sơn hoặc mát tít ở những chỗ rỗ, lõm…

  • Rót thêm kim loại lỏng vào những chỗ thiếu hụt tương đối quan trọng.

  • Dùng phương pháp hàn tại những chỗ quan trọng.

  • Nhiệt luyện để khử áp suất.

Đây là hình ảnh mô tả khuyết tật trên sản phẩm sau khi đúc.

khuyết tật trên sản phẩm sau khi đúc

Khi nghiên cứu về công nghệ đúc, ta phân loại phương pháp đúc tùy thuộc vào loại khuôn mẫu, phương pháp làm khuôn hoặc các tiêu chí khác nữa.

Tùy thuộc vào loại khuôn đúc người ta phân thành 2 loại:

  • Đúc khuôn cát.

  • Đúc đặc biệt, trong đúc đặc biệt ta thường gặp các phương pháp sau đây:

  • Đúc khuôn kim loại

  • Đúc áp lực

  • Đúc li tâm

  • Đúc mẫu chảy 

Trong nguyên công đúc, các kĩ sư và công nhân phải chú ý đến các yếu tố tác động của môi trường xung quanh trong quá trình đúc nữa. Đặc biệt là truyền nhiệt trong khuôn và sự phân bổ nhiệt độ trong quá trình đúc.

  • Sự truyền nhiệt: khi rót kim loại lỏng vào khuôn, nhiệt lượng từ khối kim loại lỏng trong khuôn sẽ truyền ra ngoài

Phụ thuộc: thành phần và nhiệt độ của hợp kim; vật liệu làm khuôn; lớp màng mặt ngoài; bề mặt khuôn; áp suất, tốc độ tương đối của dòng kim loại.

  • Phân bổ nhiệt độ: tùy theo kết cấu và độ phức tạp của vật đúc mà bố trí phân bố nhiệt độ hợp lí.

  • Tác động của môi trường xung quanh:

  • Không khí: thu nhiệt của kim loại lỏng; đi vào kim loại lỏng; phản ứng hóa học với kim loại lỏng.

  • Khuôn: dòng chảy làm khuôn bị xói mòn, bị lở; phản ứng hóa học giữa khuôn và kim loại; tác động về mặt cơ học cùng với nhiệt và hóa học tạo nên hiện tượng bọt khí, rỗ khí, bao cát.

Chia sẻ cho bạn nào cần Link tải file word bài viết này: tại đây

Bạn có trao đổi gì về nội dung này không? Hãy để lại Comment trong phần Nhận xét cuối bài đăng nhé. Bài viết này thuộc chủ đề công bố trên Blog Yêu Cơ Khí #YCK2020 - Kênh chia sẻ kiến thức về Công nghệ Chế tạo máy. -------------------

 Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

Thiết kế, gia công 2D bằng phần mềm CIMCO Edit v7: CNC-Calc Tutorials

Bài viết này là hướng dẫn Thiết kế, gia công 2D bằng phần mềm CIMCO Edit v7: CNC-Calc Tutorials. Bạn có thể tìm lại bài viết này theo từ khóa: Hướng dẫn sử dụng phần mềm Cimco Edit V7, CNC-Calc Tutorials,Vẽ 2D trong CNC-Calc, yck2020.

YCK2020: CNC-Calc Tutorials  

Đầu tiên, ta nhớ unchecked Disable CNC-Calc

CNC-Calc Tutorials

Sau đó, ta phân tích đối tượng để thiết kế gia công:

Đây là bản vẽ với các thông số kĩ thuật.

CNC-Calc Tutorials

Để gia công đối tượng 2D này, trước tiên ta cần thiết kế trong CNC-Calc v7. Phần mềm Cimco Edit V7, xử lý phần việc này rất dễ dàng.

Chúng ta có thể cần đến các kĩ thuật sau đây để làm việc đó.

  • Vẽ Hình chữ nhật với góc được bo tròn với bán kính R12,5 (Draw a rectangle with round corners);
  • Vẽ Cung tròn, đường tròn khi biết Tâm và Bán kính (Draw a circle defined by its center and radius);
  • Vẽ đường thẳng theo phương ngang, theo phương thẳng đứng (Draw vertical and horizontal lines);
  • Lấy song song (Offset) đối tượng ;
  • Vẽ đường chuyển tiếp giữa 2 đối tượng (Create a fillet between elements);
  • Xóa đối tượng (Delete);
  • Lấy đối xứng các đối tượng (Mirror elements);

Bây giờ chúng ta bắt đầu từng bước thực hiện Thiết kế, gia công 2D bằng CNC-Calc.

Bước 1: Mở bản vẽ mới (Open a New Drawing)

Bạn hãy click icon “New Drawing” trong thẻ File toolbar ở phía dưới

tab CNC-Calc. Ta có giao diện thế này:

CNC-Calc Tutorials

Bạn nhớ chọn “ISO Milling” bằng cách chọn File Type trong Milling Operations toolbar nhé. 


CNC-Calc Tutorials

Bước 2. Xác định tọa độ (Draw the Geometry)

2.1. Vẽ hình chữ nhật góc tròn (Draw a rectangle with round corners)

Click biểu tượng  Rectangle  Draw Points / Lines toolbar. 

Nhập giá trị sao cho đạt kích thước cạnh = 150,

và  100. Nhớ xác định bán kính góc = 12.5.

CNC-Calc Tutorials

Click vào dấu tích xanh để bắt đầu vẽ hình chữ nhật. 

CNC-Calc Tutorials

2.2. Vẽ đường tròn biết Tâm và bán kính (Draw a circle defined by its center and radius)

Click chọn biểu tượng  Center Radius Draw Arcs / Circles toolbar. 

Nhập bán kính Circle Radius = 5 trong CNC-Calc pane. 

CNC-Calc Tutorials

Chỉ điểm Tâm, và vẽ được kết quả như thế này:

CNC-Calc Tutorials

2.3.  Vẽ đường thẳng (Draw vertical and horizontal lines)

2.3.1. Vertical Lines (Đường thẳng thẳng đứng) 

Sử dụng  Snap to Center Points  and Snap to Mid Points bạn nhé. 

Click vào Vertical in the Draw Points / Lines toolbar để vẽ Đường thẳng thẳng đứng (vertical line). 

nhập giá trị chiều dài: Line Length = -20.0vào hộp thoại CNC-Calc pane. Xác định giá trị và dấu “+” hoặc “-” cho phù hợp nhé. 

Draw vertical and horizontal lines

Chỉ định vị trí (center) và tiếp tục.

Click để thêm đường thẳng thẳng đứng.

 2.3.2 Horizontal Lines (Đường thẳng nằm ngang)

Click vào Horizontal trong Draw Points / Lines toolbar để vẽ Đường thẳng nằm ngang.

 

Cimco Edit V7 Draw vertical and horizontal lines

 


2.4. Offset a circle (Vẽ đồng dạng cho đường tròn)

Click Biểu tượng Offset Element icon  trong  Modify toolbar. 

Nhập giá trị Offset Distance = 7.5 (12.5 - 5 = 7.5) vào hộp thoại CNC-Calc pane.

Lựa chọn option Copy (uncheck to Move). 

Cimco Edit V7

Click vào đường tròn gốc và lựa chọn hướng offset.

Cimco Edit V7

2.5. Create a fillet between elements (vê tròn, bo tròn)

Click vào  Fillet Elements icon trong Modify toolbar. 

Nhập giá trị  Fillet Radius = 5, và dùng option Trim Elements (checked). 

Cimco Edit V7

Lựa chọn đối tượng khi  fillet, ta click đường tròn A rồi đường thẳng B như hình. 

Cimco Edit V7

Thế là OK rồi. Kết quả đây:

Cimco Edit V7

2.6. Mirror elements (Lấy đối xứng)

Click vào Mirror Elements icon trong Modify toolbar. 

Đầu tiên, click vào vertical mirror line

Sau đó, click các đối tượng muốn mirrored (the circle and the inner corner).  

Đây là thành quả! Tuyệt vời phải không bạn?

Mirror elements

2.7. Connect the inner elements 

Nối các đường thẳng để hoàn thành.

Connect the inner elements

Bước 3. Lưu trữ (Save the File)

Click vào Main Menu icon và lựa chọn Save As từ menu thả xuống.

Đặt tên file và lưu lại.

Connect the inner elements

Như vậy, Blog Yêu cơ khí đã chia sẻ cách sử dụng Phần mềm để vẽ đối tượng 2D trong CNC-Calc V7 rồi. Ta sẵn sàng bước tiếp theo là lập trình gia công Phay (Mill). Hi vọng bạn yêu thích Công nghệ chế tạo máy. Chúc bạn thành công!


Bạn có trao đổi gì về nội dung này không? Hãy để lại Comment trong phần Nhận xét cuối bài đăng nhé. Bài viết này thuộc chủ đề   công bố trên Blog Yêu Cơ Khí #YCK2020 - Kênh chia sẻ kiến thức về Công nghệ Chế tạo máy. 
-------------------

 Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

Tutorial TopSolid'Design 7 Basics - Creating a rectangle - YCK2020

Creating a rectangle

In this section, you will create another sketch. To do this, you must first indicate the support plane on which TopSolid 7 must create the sketch. 

• Go to the 2D Sketch tab. 

• Select the Rectangle command. 

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

SIEMENS: Manual call point FDM225-xx / FDM226-xx | yck2020

 Manual call point Handfeuermelder Déclencheur manuel Pulsador manual Pulsante manuale

SIEMENS: Manual call point FDM225-xx / FDM226-xx | yck2020
Contens:
  • Intended use
  • Preparation and installation
  • FDM226:
  • Connecting the switching unit to the electricity
  • Installation of protective cover FDMC295
  • Testing

See more: SIEMENS: Turning Operating Manual1 

Bạn thể xem trước tại đây, hoặc tải về in ra, có link free cuối bài nhé.  

Intended use 

The manual call points FDM225-xx and FDM226-xx are for manual alarm activation in the event of a fire. 
The manual call point FDM225-xx (Fig. 1) consists of a housing cover (1) and a switching unit (2). 
The back boxes FDMH295-R and FDMH295-S are available as an option for surface mounting. 
The manual call point FDM226-xx (Fig. 2) consists of a housing cover (1), a switching unit (2), and a back box (3). 
A protective cover FDMC295 (accessories) can be installed for both manual call points to prevent unintentional alarm activation. Secure the manual call points at a height of  0.9…1.6 m on an even surface. 
Observe the country-specific regulations for the exact installation height! 

Preparation and installation 

FDM225: 

1. Insert the key (4) into the manual call point from below and pull the housing cover (1) forward and away from the switching unit (2) (as in Fig. 3). 
If you are using back box FDMH295-R, the following additional measures are necessary: 
2. Determine the positions of the entry openings in the back box. 
3. Mark the drill hole(s) with Ø max. 20 mm on the back box according to the drilling jig (Fig. 5). 
4. Clamp the back box in a bench vice. 
CAUTION
  • Improper use of tools 
  • Danger of injury 
  • Observe the tool manufacturer's safety notices. 
5. Drill the entry opening(s) (Fig. 6). 

FDM226: 

1. Insert the key (4) into the manual call point from below and pull the housing cover (1) forward and away from the switching unit (2) (Fig. 3). There are openings available at the top and bottom of the back box (3) for installing cable glands M20 x 1.5 with counter nuts (accessories). 
2. Break out the required entry openings in the back box (3). 
3. Install the required cable glands. 
4. Cut out the side openings for both fastening tabs (5) on the rear side of the back box (see Fig. 4).
5. Install the fastening (5) tabs from behind onto the rear wall of the back box (3) using the screws supplied. 6. Install the back box (3) on a level surface using the fastening tabs (5). The FDM226 must be installed using the fastening tabs. 
! Do not drill any holes in the rear wall of the back box, and make sure to install the back box and switching unit correctly so that the specified IP protection category is ensured. 

Connecting the switching unit to the electricity 

1. If the detector line cables are shielded (Fig. 7), connect the shielding to a connection terminal DBZ1190-AB (accessories). The shielding must not touch any other potentials or metal parts in the device. 2. Connect the detector line (Fig. 7). Note the positive and negative poles. Only connect one wire per terminal. This is the only way to ensure the connection is failure-free for the entire service life of the device. 
3. Install the switching unit (2) in a recessed box (FDM225) or in the back box (3). Pay attention to the feed line when inserting the switching unit (2) into a recessed box or the back box. Avoid crushing the feed line. 
4. Install the housing cover (1) on the switching unit (2). Installation of protective cover FDMC295 · Engage the protective cover in the two recesses in the housing cover (see Fig. 9). 

Testing 

1. Insert the key (4) in the detector so that the insert moves (Fig. 8). èThe detector is triggered. 
2. To arm the manual call point, pull out the key again. èThe insert is straight and the manual call point has been set. 


==> Liên kết Tải file bài viết này về máy tính của bạn: Dowload here 

See aloso: https://www.downloads.siemens.com

 Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Bài đăng mới nhất

Hướng dẫn vận hành Phay CNC SINUMERIK 840D sl / 828D, Siemens

Top All

Nguồn video của Blog Yêu Cơ khí YCK2020

Về chúng tôi

Về chúng tôi
Blog Yêu Cơ khí