YCK2020 - Đây là kênh Chia sẻ Kiến thức, kĩ năng về Cơ khí Chế tạo - một phần của Dự án "YCK2020 - Hỗ Trợ Cộng đồng Cơ khí trẻ" - Rất mong nhận được tham gia và đóng góp của bạn, vì Cộng đồng yêu Cơ khí chế tạo!
Bánh răng trụ răng nghiêng để truyền chuyển động quay giữa hai trục song song, chéo nhau hoặc vuông góc với nhau với ưu điểm là truyền động êm và khoẻ hơn so với bánh răng trụ răng thẳng.
Khi gia công ta phải đảm bảo Các yêu cầu kỹ thuật khi phay bánh răng trụ răng nghiêng, đó là:
- Đảm bảo được kích thước của các thành phần cơ bản của một bánh răng trụ răng nghiêng, hoặc hai bánh răng trụ răng nghiêng khi ăn khớp.
- Số răng đúng, đều, cân, cân tâm, góc nghiêng và bước xoắn đúng theo thiết kế.
- Độ nhám đạt cấp 4, đến cấp7.
Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng khi phay bánh răng trụ răng nghiêng
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
biện pháp đề phòng
1. Số răng không đúng
- Do chọn số vòng và số lỗ của đĩa chia bị sai.
- Nhầm lẫn trong thao tác chia độ.
- Trước khi phay nên kiểm tra cẩn thận kết quả chia độ bằng cách phay thử các vạch mờ trên toàn bộ mặt phôi, kiểm tra lại, nếu thấy đúng mới phay thành răng.
2. Bước xoắn, góc xoắn,hướng xoắn không đúng
- Do trong quá trình xác định các thông số hình học không đúng, hoặc có thể đọc sai các số liệu liên quan đến các thành phần của một bánh răng trụ răng nghiêng.
- Tính toán tỉ số truyền của bộ bánh răng lắp ngoài không chính xác, hoặc lắp sai vị trí khi xác định chiều xoắn của bánh răng.
- Xác định góc xoắn không đúng, hoặc xoay nhầm số, nhầm hướng của bàn máy khi xoay.
- Đọc và xác định chính xác các thành phần, thông số hình học của một bánh răng trụ răng nghiêng. Góc xoắn, bước xoắn, hướng xoắn.
- Cẩn thận tính toán, kiểm tra bộ bánh răng lắp ngoài chính xác kể cả vị trí lắp bánh răng.
- Thận trọng trong việc xác định hướng xoay của bàn máy, đảm bảo chính xác góc độ cần có.
3. Răng không đều, Prôfin răng sai, lệch tâm
- Răng to, răng nhỏ hoặc chiều dày các răng đều sai, có thể do chia sai số lỗ hoặc khi chia độ không triệt tiêu khoảng rơ lỏng trong đầu chia.
- Chọn dao sai mô đun hoặc sai số hiệu, xác định độ sâu của rãnh răng không đúng.
- Sai số tích luỹ nghĩa là: Toàn bộ bánh răng chỉ có một răng phay cuối cùng bị to hoặc nhỏ hơn, đó là sai số của nhiều lần chia độ dồn lại, cũng có thể ta thực hiện các bước rà phôi không tròn.
- Răng bị lệch, có thể do không lấy tâm chính xác, hoặc do lấy tâm đúng rồi mà không xác định được vị trí giữa tâm dao và tâm của chi tiết cần phay, do bàn máy bị xê dịch vị trí trong quá trình phay hoặc do đầu chia và ụ động không được thẳng so với phương chạy dao.
- răng phía to phía nhỏ và chân răng bị dốc, do khi gá không rà cho phôi song song với mặt bàn máy.
- Nhầm lẫn hoặc bỏ qua một số công đoạn nào đó như: Hạ bàn máy khi dao về, không tháo chốt đĩa chia khi bắt đầu phay.
- Nếu phay chưa sâu mà kịp phát hiện thì có thể sửa được.
- Trong trường hợp rãnh răng bị lệch tâm, độ không cân tâm, ta nên kiểm tra trước khi phay chưa hết chiều sâu của rãnh, nếu phát hiện được bằng quan sát hoặc bằng một phương pháp đo bằng dưỡng biên dạng của từng rãnh, ta có thể thực hiện lại cách xác định tâm bằng phương pháp chia đường tròn thành hai phần đều nhau., hoặc bốn phần đều nhau. Nếu đã đủ chiều sâu không sửa được.
- Triệt tiêu khoảng rơ trong quá trình phay bằng cách khi phay răng tiếp theo ta nên xoay ngược hay quay một khoảng vượt quá khoảng rơ cần thiết và xác định chia độ phay rãnh tiếp theo.
- Chú ý các bước tiến hành phay
- Rà lại và phay thêm phía rãnh còn chưa đủ chiều sâu,
( nếu đã đủ chiều sâu, không sửa được).
4. Độ nhám bề mặt kém, chưa đạt
- Do chọn chế độ cắt không hợp lí.
- Do lưỡi dao bị cùn hoặc dao bị đảo chỉ vài răng làm việc.
- Do chế độ dung dịch làm nguội không phù hợp, hệ thống công nghệ kém cứng chắc.
- Chọn chế độ cắt hợp lý giữa v,s,t.
- Kiểm tra dao cắt trước, trong quá trình gia công.
- Khoá chặt các vị trí bàn máy không liên quan tới chuyển động cắt gọt.
Biết được những dạng sai hỏng và nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, góp phần nâng cao chất lượng gia công trong Công nghệ Chế tạo máy.
Liên hệ
Bạn có góp ý gì? hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần Nhận xét cuối bài nhé.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi thiết kế phôi 3D trong ProEngineer - một phần mềm cad/cam nổi tiếng. Sau đó chúng ta sẽ thiết kế các đối tượng văn bản trên phôi này nhé.
Để bắt đầu, thì chúng ta cũng sẽ khởi động Pro E.
Pro E sẽ được khởi động tùy tốc độ nhanh hay chậm của máy tính của chúng ta, thông
thường chỉ mất khoảng ít giây thôi ok
Khi khởi động xong thì proE mở ra giao diện làm việc rất là quen thuộc chúng ta cũng làm cho tác đầu tiên: cài đặt thư mục làm việc nhớ chỉ định tiêu cực làm việc để lưu các sản phẩm của chúng ta tại các vị trí đúng như chúng ta mong muốn. Nếu bạn muốn rõ hơn hãy xem video đươi đây