Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

3 Chú ý Quan Trọng khi Tìm Hiểu về Máy Phay CNC trong Công Nghệ Chế Tạo Máy

Tìm Hiểu về  Máy Phay CNC trong Công Nghệ Chế Tạo Máy |
 Tổng quan về máy phay CNC

Khi hoạt động, các trung tâm gia công thường có cơ cấu thay dao tự động. bạn có thể tham khảobài viết có Mô phỏng Hệ thống Thay dao Máy Phay CNC, Hướng dẫn Thay dao Máy Phay CNC hoặc tham khảo Change Tool CNC Mill - Hướng dẫn Tự động Thay dao Máy Phay CNC - The CNC

Các bộ phận cấu tạo máy phay CNC

Máy phay CNC là một trong những loại máy công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình gia công cơ khí, được điều khiển tự động bằng hệ thống máy tính, cho độ chính xác, linh hoạt và hiệu quả tối ưu, gia công được các chi tiết phức tạp.

Đây là một trong những loại máy gia công cơ khí được sử dụng phổ biến trong các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn, được điều chỉnh tự động bằng máy tính thông minh, cho phép tạo ra các sản phẩm, chi tiết từ đơn giản đến phức tạp, đáp ứng mọi yêu cầu về sản phẩm như độ chính xác, đồng đều, tính thẩm mỹ...

Máy phay CNC có nhiều vị trí gá dao và có khả năng thay dao linh hoạt gọi là Trung tâm gia công CNC (CNC Machining Centers). Nó cũng hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản là dụng cụ cắt  (Tools) chuyển động quay tròn để loại bỏ vật liệu thừa trên phôi gia công;  biên dạng của sản phẩm hình thành dựa trên sự kết hợp chuyển động của bàn máy (mang phôi gia công) cùng với dụng cụ cắt và được điều khiển bằng bộ điều khiển CNC.

Mời bạn xem Review Lắp đặt Máy phay CNC 3 trục với đài dao gồm 16 vị trí lắp dao.

Máy phay CNC là thiết bị không thể thiếu trong ngành công nghiệp hiện đại, giúp giảm nhân công, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngay sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu các bộ phần chính của máy phay CNC, cách phân loại và các bước cơ bản để vận hành máy phay CNC.

 Một cơ cấu máy phay CNC thông thường đều được cấu tạo bởi các bộ phận chính sau:

-  Bàn máy: dùng để gá phôi, cho phép di chuyển theo phương X, Y

- Ụ trục chính: có đường trượt để dẫn hướng cho đầu dao di chuyển lên xuống theo phương Z

- Thân máy: có tác dụng hỗ trợ, nâng đỡ các bộ phận của máy

Các Bộ phận Cấu tạo máy Phay CNC

- Bộ phận thay dao tự động: có ổ tích dao giúp cho quá trình thay dao tự động một cách dễ dàng, thuận tiện.

Phân loại máy phay CNC

- Dựa theo trục chính: Máy phay đứng ; Máy phay nằm ngang;

- Dựa theo cấu tạo bàn máy: Máy phay công xôn ; Máy phay thân cố định; Máy phay thân ngang; Máy phay giường .

- Dựa theo hệ điều khiển: Máy phay truyền thống, Máy phay CNC.

- Dựa theo công dụng: Máy phay chuyên dụng, Máy phay vạn năng.

 Tính linh hoạt trong sản xuất cho phép thiết bị được sử dụng trong một loạt các ngành công nghiệp. Các nguyên công chủ yếu trên phay CNC phổ biến nhất bao gồm: Phay mặt, phay biên dạng, phay rãnh, phay hốc, phay mặt và biên dạng 3D, khoan, doa lỗ, taro ren, vát mép.

Các bước cơ bản trong gia công CNC 

Các bước cơ bản trong gia công CNC tuân theo trình tự CAD/CAM/CNC. Trong đó:

Thiết kế mô hình CAD: Được thực hiện trên các phần mềm chuyên dụng như AutoCad, Solidworks, NX, Catia, Inventor, …  từ đó hình dáng sản phẩm sẽ được hình thành dưới dạng 2D hoặc 3D.

Chuyển đổi mô hình CAD thành chương trình gia công CNC, quá trình này gọi là quá trình làm CAM. Từ bản vẽ CAD ở trên, người lập trình sẽ sử dụng phần mềm chuyên dụng về CAM như: MasterCam, Cimatron, … hoặc một số phần mềm thiết kế CAD có thêm chức năng CAM như: NX, Catia, Creo (Pro-engineer), TopSolid, … để tiền hành lập các chu trình, bước gia công, chọn dao và chế độ cắt gọt phù hợp.

Đây có video minh họa quá trình thiết kế trên phần mềm CADCAM Thiết kế Phôi 3D Chèn Chữ trong ProEngineer | Hướng dẫn Phần mềm Pro E W. 5.0 | TheCNC

Sau đó, phần mềm sẽ xuất ra chương trình gia công để truyền vào máy phay CNC. Trước khi xuất ra file chương trình gia công, có thể cần trải qua giai đoạn mô phỏng, hiệu chỉnh chương trình NC nhiều lần cho đến khi đạt phương án công nghệ phù hợp.

Để bắt đầu vận hành gia công sản phẩm ta cần: cài đặt máy, nạp chương trình, kiểm tra và chạy chương trình để máy phay CNC thực hiện cắt gọt.

Cài đặt máy phay CNC

Cài đặt Máy phay CNC là bước cài đặt gốc phôi và chiều dài/bán kính của dao phay.  Gốc phôi được điền vào bảng trong bộ điều khiển, thông thường là từ G54 đến G59. Trên máy phay CNC 3 trục Wellon V650 có thêm gốc G500, đây là một cải tiến của các phiên bản hệ điều khiển gần đây.

Thông thường, mỗi phôi có một gốc phôi, tuy nhiên trong nhiều trường hợp một phôi có thể có nhiều gốc tùy thuộc vào mức độ phức tạp của quá trình gia công. Chiều dài dao/bán kính dao cũng cần được xác định và điền vào bảng Offset chiều dài dao thông qua thao tác SET dao.

Xem video Set dao và Set phôi trên máy Phay CNC 3 trục 

Nạp chương trình, kiểm tra và chạy chương trình, máy phay CNC thực hiện cắt gọt

Đây là bước cuối cùng, sau khi có được chương trình gia công, người vận hành sẽ truyền vào máy CNC qua các cổng kết nối, phổ biến hiện nay là LAN port, USB, SD card, và RS232 (thế hệ cũ). Các máy thế hệ mới cho phép một máy tính có thể truyền chương trình cho nhiều máy CNC đồng thời kiểm soát được thời gian gia công (Cycle time), số lượng sản phẩm, lực cắt (Load), nhiệt độ buồng gia công … từ đó có sự tính toán so sánh để nâng cao hiệu quả sử dụng máy.


#TheCNC Hướng dẫn Vận hành Máy CNC: Copy file chương trình gia công từ USB vào máy CNC và từ CNC sang USB

Sau khi đã truyền được chương trình vào máy CNC, người vận hành tiến hành kiểm tra lại một lần nữa hoặc chảy thử để đảm bảo không có sai sót nào. Sau đó sẽ chạy chính thức với phôi và quá trình cắt gọt bắt đầu. Trong quá trình này người vận hành thường để ý xem quá trình cắt có rung động không, tiếng kêu có bất bình thường không. Nếu có bất thường người vận hành sẽ phải điều chỉnh tốc độ chạy chậm lại hoặc điều chỉnh vòng quay của trục chính cho phù hợp hơn. 

Sau đây có giới thiệu video lập trình Phay CNC Trên Trung tâm gia công 3 trục loại đứng được phát hành trên kênh The CNC - Kho Học Liệu CAD CAM CNC Miễn Phí  

 

Chu Trình Phay Hốc PocKet Trên Máy Phay CNC 3 Trục - Hướng Dẫn Lập Trình Gia Công CNC The CNC

Phay hốc kín trên máy phay CNC V650L dùng hệ điều khiển siemens Sinumerik 

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Tìm hiểu về Phần Lưỡi Cắt của Dụng cụ cắt gọt | Công Nghệ Chế Tạo Máy | YCK2020

Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về Phần Lưỡi Cắt của Dụng cụ cắt gọt, mảng kiến thức này thuộc ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy.
Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn đang nghiên cứ về Gia công cơ khí cắt gọt.
Nếu có gì trao đổi xin hãy để lại comment trong bình luận nhận xét nha. Chúc các bạn thành công!


Khi nghiên cứu về Công nghệ Chế tạo máy, ta nhận thấy, Gia công cắt gọt là phương pháp thông dụng nhất.

Ở đó, Dụng cụ cắt được lắp lên các Máy công cụ để cắt đi, gọt đi Lượng kim loại dư để tạo thành Chi tiết máy.

Máy công cụ cắt gọt kim loại thường gặp nhất là: Máy Tiện, Máy Bào, Máy Phay, Máy Khoan, Máy Doa, Máy Mài, …

Các Dụng cụ cắt lắp trên các máy này có tên gọi tương ứng. Chẳng hạn, Dụng cụ cắt lắp trên máy Tiện gọi là Dao tiện; và các tên gọi khác như: Dao Phay, Dao Bào, Doa Doa, Đá Mài, Mũi khoan, …

Dễ dàng nhận ra các loại Dụng cụ cắt này với những đặc trưng của nó, nhưng chúng lại có cấu tạo chung gồm 2 phần: Phần thân và Phần đầu.

Phần thân cần đủ cứng vững giúp Dụng cụ cắt ổn định khi làm việc và nó dùng để gá lắp lên máy gia công.

Phần Đầu có Lưỡi cắt, trực tiếp làm nhiệm vụ cắt gọt, nó cần phải đủ cứng để cắt gọt được phôi và cũng cần đủ bền để không phải thay dụng cụ mới quá nhanh.


Phần Lưỡi cắt có thể được làm từ cùng một loại vật liệu với phần thân hoặc từ vật liệu cao cấp hơn. Và đây là phần rất quan trọng của dụng cụ cắt trong chế tạo máy bằng gia công cắt gọt.

Phần cắt của dụng cụ có kết cấu hình học đặc trưng để đảm bảo điều kiện làm việc của nó, ta sẽ phân tích lúc khác.

Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Vật liệu của Phần Cắt trên Dụng cụ dùng trong Gia công cắt gọt.

Đặc tính của phần cắt dụng cụ có ảnh hưởng lớn đến Năng suất và Chất lượng bề mặt chi tiết. Nghiên cứu về Vật liệu của Phần Cắt trên Dụng cụ giúp chúng ta có cơ sở để lựa chọn dao cụ khi sử dụng, góp phần giảm chi phí, tăng năng suất và tăng chất lượng sản phẩm Gai công cơ khí.

Vật liệu của Phần Cắt trên Dụng cụ phải đạt yêu cầu sau đây:
    • Độ cứng;
    • Độ bền cơ học;
    • Tính chịu nhiệt;
    • Tính chịu mòn;
    • Tính công nghệ.
Có nhiều loại vật liệu được lựa chọn để làm phần cắt của Dụng cụ, miễn là nó có thể “tách” vật liệu ra khỏi phôi để tạo thành sản phẩm cơ khí đạt các Yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng Điều kiện làm việc trên thực tế với Giá cả hợp lý.

Một số mốc Lịch sử phát triển của dụng cụ cắt:

  • 1894, Ra đời Thép các bon dụng cụ, 60HRC
  • 1900, Thép Hợp kim dụng cụ, 60 HRC
  • 1900, Thép gió
  • 1908, Thép gió cải tiến, (60 - 64) HRC
  • 1931, Hợp kim cứng Cacbit Vonfram , 91 HRC
  • 1955, Kim cương nhân tạo, 100 000 HV
  • 1957, Sành sứ, (92 – 94) HRC
  • 1965, Nitrit Bo, 8000 HV
  • 1970, Hợp kim cứng phủ TiC, 18000 HV

Phần vật liệu cứng trong các loại vật liệu trên khác nhau.


Qua sự phát triển của Vật liệu dụng cụ, ta thấy Độ cứng của Vật liệu làm phần cắt trên Dụng cụ tăng lên; do đó tính mài mòn tăng, tính chịu nhiệt tăng, tăng tuổi bền dụng cụ và tăng được tốc độ cắt.

Tất nhiên, Vật liệu chế tạo phần cắt càng Cao cấp thì giá thành càng cao. Vì vậy, Xu hướng chế tạo lưỡi cắt riêng biệt, có thể tháo ra khỏi Phần thân dụng cụ để thay thế rồi lắp Lưỡi cắt mới vào dễ dàng đang là một xu hướng.

Mời các bạn quan sát một số dụng cụ cắt như vậy.



Hình ảnh dao Tiện, Dao phay, mũi khoan gắn chip/ Insert

Dao tiện gắn chip
Thông số và Phụ kiện của dao tiện gắn chip set 
Thông số cán dao tiện lỗ cnc S -PWLNR/L:
Theo như các thông số dao tiện CNC trên hình, trang cung cấp dụng cụ cắt gọt nổi tiếng NamDuongTool đã chia sẻ:

Góc tiếp xúc đầu mũi cán dao tiện lỗ cnc S -PWLNR/L là 95°.
Dmin là kích thước lỗ nhỏ nhất mà cán dao tiện lỗ cnc gia công được.
Để chọn model sản phẩm, bạn chọn theo cột đầu tiên “Type”: Kết hợp 5 kí tự đầu S -PWLNR (cán phải) hoặc S -PWLNL (cán trái) với các kí tự phía sau thể hiện kích thước cán dao tiện:
S16R-PWLNR/L06: Kích thước chuôi cán dao tiện lỗ là d16; chiều dài dao tiện lỗ 200; đường kính lỗ nhỏ nhất tiện được là Dmin = 20; sử dụng chíp tiện WNMG0604…

S20R-PWLNR/L06: Kích thước chuôi cán dao tiện lỗ là d20; chiều dài dao tiện lỗ 200; đường kính lỗ nhỏ nhất tiện được là Dmin = 25; sử dụng chíp tiện WNMG0604…

S25S-PWLNR/L06: Kích thước chuôi cán dao tiện lỗ là d25; chiều dài dao tiện lỗ 250; đường kính lỗ nhỏ nhất tiện được là Dmin = 35; sử dụng chíp tiện WNMG0604…

S20R-PWLNR/L08: Kích thước chuôi cán dao tiện lỗ là d20; chiều dài dao tiện lỗ 200; đường kính lỗ nhỏ nhất tiện được là Dmin = 23; sử dụng chíp tiện WNMG0804…

S25S-PWLNR/L08: Kích thước chuôi cán dao tiện lỗ là d25; chiều dài dao tiện lỗ 250; đường kính lỗ nhỏ nhất tiện được là Dmin = 32; sử dụng chíp tiện WNMG0804…

S32T-PWLNR/L08: Kích thước chuôi cán dao tiện lỗ là d32; chiều dài dao tiện lỗ 300; đường kính lỗ nhỏ nhất tiện được là Dmin = 41; sử dụng chíp tiện WNMG0804…

Các kích thước còn lại được thể hiện trên bảng và theo hình vẽ.

Nhận thấy trên dụng cụ có dãy ký hiệu dài. hi vọng bạn có thể thêm thông tin khi tìm hiểu về Dụng cụ cắt gọt Cách đọc như thế nào? Các kí hiệu trên đó có nghĩa gì? Hẹn ở nội dung tiếp theo: Tìm hiểu kí hiệu trên dụng cụ cắt trong gia công cắt gọt: ý nghĩa, cách chọn dụng cụ.
Nếu có băn khoăn gì, hãy để lại bình luận, hoặc nếu bạn có đóng góp gì xin hãy mạnh dạn chia sẻ.
Đây là một phần của Dự án YCK2020 – Hỗ trợ cộng đồng Cơ khí Chế tạo máy Trẻ. Rất mong nhận được trao đổi của các bạn về Vật liệu của Dụng cụ cắt dùng trong  Gia công cơ khí và các vấn đề liên quan.
Xin chào và hẹn gặp lại.
 ------------------- 
 

 Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Top All

Nguồn video của Blog Yêu Cơ khí YCK2020

Về chúng tôi

Về chúng tôi
Blog Yêu Cơ khí