YCK2020 - Đây là kênh Chia sẻ Kiến thức, kĩ năng về Cơ khí Chế tạo - một phần của Dự án "YCK2020 - Hỗ Trợ Cộng đồng Cơ khí trẻ" - Rất mong nhận được tham gia và đóng góp của bạn, vì Cộng đồng yêu Cơ khí chế tạo!
Theo nghĩa rộng, ví dụ, để có một sản phẩm cơ khí thì con người phải thực hiện các quá trình như khai thác quặng, luyện kim, gia công cơ, gia công nhiệt, hoá, lắp ráp, kiểm tra ...
Theo nghĩa hẹp, ví dụ, trong một nhà máy cơ khí thì quá trình sản xuất là quá trình tổng hợp các hoạt động có ích của con người để biến nguyên liệu và thành phẩm thành sản phẩm của nhà máy.
Quá trình tổng hợp đó bao gồm: chế tạo phôi, gia công cắt gọt, gia công nhiệt, hoá, kiểm tra, lắp ráp và hàng loạt các quá trình phụ khác như chế tạo dụng cụ, chế tạo đồ gá, vận chuyển, sữa chữa máy, chạy thử, điều chỉnh, sơn lót, bao bì, đóng gói, bảo quản trong kho….
Nguyên công là một phần của quy trình công nghệ được hoàn thành liên tục tại một chỗ làm việc do một hay nhiều nhóm công nhân thực hiện để gia công một hay một số chi tiết cùng lúc (khi không có công nhân nào phục vụ thì đó là nguyên công được tự động hoá hoàn toàn).
Nếu thay đổi một trong những điều kiện như: tính làm việc liên tục hoặc chỗ làm việc thì ta đã chuyển sang một nguyên công khác. Ta xét trường hợp gia công trục bậc.
Nếu ta tiện một đầu rồi trở đầu ngay để tiện đầu kia thì vẫn thuộc một nguyên công. Nhưng nếu tiện một đầu cho cả loạt chi tiết rồi mới tiện đầu kia cho cả loạt chi tiết thì ta có hai nguyên công. Hoặc là trên một máy chỉ tiện một đầu, còn đầu kia được tiện trên máy khác thì ta cũng có hai nguyên công.
Sau khi tiện xong ở một (hay hai máy tiện) tiến hành phay rãnh then H trên máy phay thì sẽ có nguyên công khác (nguyên công phay).
Nguyên công là đơn vị cơ bản của quy trình công nghệ. Phân chia quy trình công nghệ ra thành các nguyên công có ý nghĩa kỹ thuật và ý nghĩa kinh tế.
Ý nghĩa kỹ thuật là ở chỗ tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của chi tiết mà phải gia công bề mặt nào đó bằng phương pháp bào, phay hay mài.
Ý nghĩa kinh tế (ví dụ, trường hợp gia công trục bậc trên hình 1.1) là ở chỗ tuỳ theo sản lượng và điều kiện cụ thể mà chia quy trình công nghệ ra làm nhiều nguyên công (phân tán nguyên công) hoặc tập trung ở một vài nguyên công (tập trung nguyên công) nhằm đảm bảo sự cân bằng của nhịp sản xuất. Hoặc trên một máy chính xác không nên làm cả việc thô và việc tinh mà phải chia thành hai nguyên công: thô và tinh cho hai máy (máy thô và máy chính xác).
Gá là một phần của nguyên công được hoàn thành trong một lần gá đặt một hoặc nhiều chi tiết cùng lúc. Ví dụ, trên một đầu của chi tiết (hình 1.1) rồi gá lại chi tiết ở đầu kia là hai lần gá đặt. Một nguyên công có thể có một hoặc nhiều lần gá.
Vị trí là một phần của nguyên công được xác định bởi một vị trí tương quan giữa chi tiết gia công và máy hoặc giữa chi tiết gia công và đồ gá hay dụng cụ cắt. Ví dụ, mỗi lần phay một cạnh hoặc khoan một lỗ trên chi tiết có nhiều lỗ được gọi là một vị trí. Trường hợp gia công một lỗ nhưng qua nhiều bước khác nhau mhư khoan, khoét, doa (hình 1.2) cũng được xem là chi tiết có nhiều vị trí.
Khi thiết kế quá trình công nghệ cần lưu ý là giảm quá trình gá đặt (trong khi vẫn giữ được số vị trí cần thiết) bởi vì trong mỗi lần gá đặt sẽ gây ra sai số gia công.
Khi lắp ráp, đối tượng lắp cùng với đồ gá(ví dụ, đồ gá vệ tinh) trên băng tải xích có thể dịch chuyển tới vị trí mới để thực hiện nguyên công lắp ráp.
Bước là một phần của nguyên công để tiến hành gia công một bề mặt (hoặc nhiều bề mặt) bằng một dao hoặc nhiều dao với chế độ cắt không thay đổi. Nếu thay đổi một trong các điều kiện như: bề mặt gia công hoặc chế độ cắt (tốc độ, lượng chạy dao hoặc chiều sâu cắt) thì ta đã chuyển sang một bước khác. Ví dụ, tiện ba đoạn A, B, C (hình 1.1) là ba bước khác nhau. Tiện bốn mặt đầu D, E, F, G (hình 1.1) là bốn bước độc lập với nhau. Sau khi tiện ngoài ta thay dao, thay đổi tốc độ và bước tiến dao (lượng chạy dao) để tiện ren là hai bước khác nhau. Hoặc khi gia công lỗ chính xác lần lượt bằng các phương pháp khoan, khoét, doa thì có ba bước khác nhau.
Bước có thể là bước đơn giản và bước phức tạp. Ví dụ, khi tiện một trục bậc gồm ba đoạn với đường kính khác nhau (bằng một dao) thì ta phải thực hiện ba bước đơn giản. Còn khi tiện trục bậc đó đồng thời bằng nhiều dao thì ta có một bước phức tạp.
Khi lắp ráp các bước được xem là một quá trình nối ghép các chi tiết lại với nhau để đạt độ chính xác cần thiết hoặc các quá trình khác nhau như cạo sửa then để lắp nó vào vị trí, lắp một vòng bi trên trục,…
Đường chuyển dao là một phần của bước để hớt đi một lớp vật liệu có cùng chế độ cắt và bằng cùng một dao.
Ví dụ, để tiện mặt trụ ngoài ta có thể dùng một dao với cùng một chế độ cắt để hớt làm nhiều lần, mỗi lần là một đường chuyển dao, hoặc khi mài một bề mặt nào đó ta phải thực hiện nhiều đường chuyển dao. Như vậy, mỗi bước có thể có một hoặc nhiều đường chuyển dao.
Động tác là một hành động của người công nhân để điều khiển máy khi gia công hoặc lắp ráp. Ví dụ: bấm nút, quay ụ dao, đẩy ụ động, thay đổi chế độ cắt,…còn đối với lắp ráp thì động tác là lấy chi tiết, lau sạch chi tiết, bôi mỡ trên chi tiết, cầm clê, siết đai ốc,...
Việc phân chia thành động tác rất cần thiết để định mức thời gian khi gia công và lắp ráp, đồng thời để nghiên cứu năng suất lao động và tự động hoá nguyên công.
Rất mong nhận được các trao đổi của bạn về nội dung bài viết này.
#Cộng_Đồng_Công_Nghệ_Chế_Tạo_Máy_Trẻ
-------------------
==> Liên kết :Công Nghệ Chế Tạo Máy,CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ,Nguyên công là gì?Gá là?Đường chuyển dao,Gia công trục bậc,Quy trình công nghệ gia công
Công Nghệ Chế Tạo Máy | Trao đổi về Ngành GIA CÔNG CƠ KHÍ trong CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 #yck2020
TRAO ĐỔI MỘT SỐ HIỂU BIẾT
VỀ NGÀNH GIA CÔNG CƠ KHÍ TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ 4
ThS
Bùi Công Thắng
Bộ môn Công nghệ
/ Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô
Lời giới thiệu: Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và xu
hướng của sự phát triển công nghệ, khoa học, kỹ thuật, Trường Cao đẳng Công nghệ
và Kỹ thuật Ô tô được giao nhiệm vụ đào tạo học viên hệ Trung cấp CNKT cơ khí
Quân sự 2 năm: là nhân viên kỹ thuật ngành cơ khí, làm việc tại các đơn vị,
kho, trạm xưởng sản xuất, sửa chữa cơ khí trong toàn quân.[1] Đến
nay, khóa học đầu tiên cho hệ đào tạo này đã gần hoàn thành chương trình học tập,
sắp sửa vào thực tập đơn vị và tốt nghiệp ra trường. Trong phạm vi bài viết
này, chúng tôi xin chia sẻ góc nhìn tổng quan và hướng phát triển của ngành gia
công cơ khí trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn với tình hình huấn
luyện trong nhà trường.
1. Giới thiệu tổng quan về gia công cơ khí
Trong
ngành cơ khí, các nguồn tài liệu tham khảo thường có chữ "machining machinery" đó chính là từ tiếng anh của gia công cơ khí.
Khi nói gia công chính xác là cách nói ngắn của gia công cơ khí chính xác,
đó là sử dụng những hệ thống máy móc hiện đại, độ chính xác cao như máy
mài, cưa, máy ép khoan, máy phay, máy tiện cùng với robot tốc độ cao, công-vận tốc cao kết hợp với trình độ kỹ
thuật cao.
Gia
công chính xác được áp dụng cho nhiều loại vật liệu như nhựa, thủy tinh,
than chì, đồng, thép, inox, … Gia công các loại vật liệu quý hiếm, chi tiết
tinh xảo cũng được áp dụng bằng phương pháp này.
Công
nghệ gia công cơ khí hiện nay tại Việt Nam được chia làm 3
loại chính sau đây: Công nghệ gia công không phoi: Đúc, rèn, dập nóng, dập nguội,
hàn, cán, kéo, ép,… (còn được gọi là gia công biến dạng, gia công áp lực,
gia công nóng). Công nghệ gia công có phoi bao gồm: gia công cắt gọt, tiện,
phay, bào, khoan, mài… Ngoài các công nghệ nói trên, ngành gia công cơ khí còn
có thêm một số công nghệ gia công đặc biệt khác như: Gia công bằng tia lửa điện,
gia công bằng sóng siêu âm, gia công bằng chùm điện tử, …
Sản phẩm của gia công cơ khí ta có thể bắt gặp ở hầu hết các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày. Các vật dụng này có thể từ đơn giản đến phức tạp đều có liên quan đến Máy công cụ trong một hoặc nhiều công đoạn sản xuất; và gia công cơ khí chính là công nghệ để tạo ra những sản phẩm này. Thông qua sự cải tiến liên tục, các máy công cụ hiện đại và hiệu quả hơn. Năng suất lao động và độ chính xác gia công ngày càng tăng, góp phần tạo ra các cuộc cách mạng công nghiệp lớn như chúng ta đã biết.
Gia công cơ khí có phoi với trung tâm gia công có điều khiển số CNC
Trong suốt nhiều năm
qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách đúng đắn nhằm khuyến
khích ngành cơ khí phát triển, giúp cho ngành trở thành lĩnh vực được ưu tiên
trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đào tạo chuyên ngành
cơ khí trong Quân đội cũng cập nhật công nghệ và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt
ra theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà nền tảng là cơ khí 2.0
và 3.0. [2] [3]
Huấn luyện gia công cơ khí trong Khoa mục Phay
nâng cao tại Trường Cao Đẳng Công nghiệp Quốc phòng, 12/2017.
Trên thực tế, chúng ta bắt gặp rất nhiều
các sản phẩm của ngành gia công cơ khí như những chi tiết máy, khuôn mẫu, con
lăn, chi tiết tinh xảo … Với việc thực hiện một quy trình nghiêm ngặt dưới sự
kiểm soát chặt chẽ của những kỹ thuật viên, các sản phẩm của ngành chế tạo cơ
khí đều có thể đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật cao với giá thành không quá đắt đỏ.
Với sự phát triển của khoa học công
nghệ, các đơn vị sản xuất đã có nhiều lựa chọn hơn trong việc quyết định hình
thức gia công cơ khí. Hai hình thức gia công chế tạo đang được các đơn vị áp
dụng nhiều hơn cả, đó là: gia công truyền thống và gia công tiên tiến.
Đặc trưng của phương pháp gia công truyền
thống là để tạo hình bề mặt cần có một quan hệ tích hợp giữa chuyển động của
dụng cụ và chi tiết gia công.
Cắt phôi bằng Lade – một phương pháp gia công đặc biệt đang
được áp dụng nhiều trong sản xuất.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng
của khoa học kỹ thuật và công nghệ vật liệu đã tạo ra nhiều loại vật liệu mới
đáp ứng cho nhu cầu thị trường và sự phát triển tiên tiến của nhân loại. Chính
vì vậy, các phương pháp gia công tiên tiến ra đời hay còn gọi là các phương
pháp gia công không truyền thống. Đó là các phương pháp gia công đặc biệt: Gia
công bằng tia nước, gia công bằng tia hạt mài, siêu âm, gia công bằng điện hóa,
gia công bằng xung điện hay gia công bằng tia lade ... Hầu hết các công nghệ tiên tiến đều có áp dụng điều khiển số CNC.
Gia công tự động bằng máy nhiều đầu dao – Tiện Revonve
Tương lai của các phương pháp gia công không truyền thống chắc chắn phát triển bền vững vì:
- Khả năng gia công vật liệu của chúng và các khả năng này ngày càng được cải tiến nhờ những tác động có lợi của
điều khiển bằng máy tính, điều khiển thích nghi và lập trình theo phương pháp
dạy-học (như cho rôbôt).
- So sánh với các
phương pháp thông thường, các phương gia công không truyền thống đáp ứng
hầu hết các khả năng gia công ngoại trừ một điểm là tốc độ bóc tách vật liệu
thấp so với các phương pháp thông thường.
Tuy nhiên, nhiều cải tiến trong tốc độ gia công của các phương pháp mới
đã được tiến hành trong những năm gần đây và có nhiều lý do để tin rằng đây là
xu hướng phát triển. Điều này sẽ tác động bằng sức cạnh tranh của phương gia
công không truyền thống và phạm vi ứng dụng của chúng. Mặc dù vậy, việc sử dụng
phương pháp gia công không truyền thống ở Việt Nam ta nói chung, trong Quân đội
nói riêng còn vấp phải một số vấn đề như: Giá thành đầu tư lớn, hiệu quả kinh tế
cũng như những hiểu biết về các phương pháp gia công tiên tiến còn nhiều hạn chế
và mới chỉ áp dụng phổ biến một số phương pháp. [4]
Tại trường Cao đẳng và Công nghệ và Kỹ
thuật Ô tô của chúng ta, học viên hệ Trung cấp cơ khí đang được định hướng đào
tạo có kỹ năng toàn diện và chuyên sâu tay nghề thực hành các phương pháp gia
công cắt gọt có phoi, đây là một trong các phương pháp gia công cốt lõi và có
tính ứng dụng cao trong sản xuất và sửa chữa. Trong
chương trình đào tạo, các Học viên đã được học tập thiết kế và vận hành máy gia
công CNC phay và máy CNC tiện. Với kiến thức, kỹ năng được trang bị trên ghế
nhà trường theo đúng xu hướng phát triển của ngành sẽ kỳ vọng một thế hệ học
viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ tại đơn vị.
Trong khuôn khổ loạt bài viết về chủ đề
này, chúng tôi rất muốn được cùng trao đổi về một số công nghệ gia công tiên tiến
mới, biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo Học viên ngành cơ khí và chia sẻ các
tài liệu nghiên cứu, rất mong nhận được đóng góp của các đồng chí và bạn đọc của
Bản tin Khoa học.
Nguồn tài liệu tham khảo:
[1] - Quyết định số
915/QĐ- CNKT ngày 26/6/2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng công nghệ và kỹ thuật
ô tô về ban hành chương trình chi tiết đào tạo các đối tượng trong nhà trường.
[2] –Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt
Nam.
[3] - www.cokhithanhdu1y.com
[3] – www.ichivietnam.com.vn
-------------------
==> Tags:Tiềm năng phát triển của ngành cơ khí,Gia công tự động bằng máy nhiều đầu dao – Tiện Revonve,tổng quan về gia công cơ khí,CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP