Hiển thị các bài đăng có nhãn CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Công nghệ chế tạo máy: Ngân hàng câu hỏi tự luận thi học phần Công nghệ chế tạo máy | yck2020

Chào mừng các bạn Sinh viên ngành cơ khí đến với bài viết “Ngân hàng câu hỏi tự luận thi môn Công nghệ chế tạo máy”.  Đây là nội dung đánh giá thi kết thúc học phần rất quan trọng trong Chương trình chi tiết đào tạo Kĩ sư Chế tạo máy.
Đề thi thường được thiết kế theo nguyên tắc: tổ hợp thành một đề gồm các câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi, mỗi câu sẽ được chấm theo thang điểm 10 rồi nhân với hệ số của câu hỏi. 
Dưới đây là ngân hàng câu hỏi dạng Tự luận. Blog Yêu Cơ Khí  xin chia sẻ 10 câu hỏi thi kết thúc học phần Công nghệ chế tạo máy dành cho sinh viên các trường Kĩ thuật, Công nghiệp, sư phạm kĩ thuật và cũng là nội dung tham khảo cho các bậc học Cao đẳng, Trung cấp, đào tạo thợ Cơ khí.

Ngân hàng câu hỏi thi kết thúc công nghệ chế tạo máy

        Câu 1. Trình bày về các thành phần của quá trình công nghệ: nguyên công, bước, gá và vị trí ?
Câu 2. Trình bày về các thành phần của quá trình công nghệ: nguyên công, đường chuyển dao, động tác ?
Câu 3. Phân loại dạng sản xuất và trình bày đặc điểm của dạng sản xuất đơn chiếc loạt nhỏ ?
Câu 4. Phân loại dạng sản xuất và trình bày đặc điểm của dạng sản xuất hàng khối loạt lớn ?
Câu 5. Ảnh hưởng của nhám bề mặt đến tính chống mài mòn, tính chống ăn mòn hóa học?
Câu 6. Ảnh hưởng của nhám bề mặt đến độ bền mỏi và độ bền của mối ghép?
Câu 7. Ảnh hưởng của các thông số mang tính chất hình học của dụng cụ cắt và chế độ cắt tới nhám bề mặt?
Câu 8. Ảnh hưởng của vận tốc cắt tới nhám bề mặt? Các phương pháp đảm bảo nhám bề mặt?
Câu 9. Ảnh hưởng của lượng chạy dao tới nhám bề mặt?
Câu 10. Ảnh hưởng của chiều sâu cắt, vật liệu gia công, dung dịch trơn nguội tới nhám bề mặt?

 Hi vọng với 10 câu hỏi thường gặp trong đề thi kết thúc học phần Công nghệ chế tạo máy trên đây sẽ giúp các bạn nghiên cứu tốt nội dung học tập trong chuyên ngành Chế tạo máy của mình.
Bạn có trao đổi gì về nội dung này không? Hãy để lại Comment trong phần Nhận xét cuối bài đăng nhé. Bài viết này thuộc chủ đề Công nghệ chế tạo máy  công bố trên Blog Yêu Cơ Khí #YCK2020 - Kênh chia sẻ kiến thức về Công nghệ Chế tạo máy.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Công nghệ Chế tạo máy | CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG | YCK2020

CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG | YCK2020

Gia công chi tiết bằng cắt gọt là một phương pháp điển hình trong chế tạo máy. Ở đó, ta đánh giá chất lượng chi tiết được gia công bằng nhiều yếu tố: độ chính xác về kích thước, hình dạng hình học, độ tương quan giữa các bề mặt, ... và chất lượng bề mặt gia công là một yếu tố quan trọng phải kể đến.

Tags: 

Chất lượng bề mặt gia công được đánh giá bằng hai yếu tố đặc trưng:

          - Tính chất cơ lý của lớp kim loại bề mặt.

          - Độ nhám bề mặt.

Chất lượng của lớp kim loại bề mặt được tạo thành bởi tính chất của kim loại và phương pháp gia công cơ. Trong quá trình gia công cơ dưới tác dụng của lưỡi cắt dụng cụ, trên bề mặt kim loại tạo thành những vết lồi, lõm và cấu trúc của lớp bề mặt cũng thay đổi (lớp bề mặt bị biến dạng dẻo và tạo thành biến cứng, đồng thời xuất hiện ứng xuất dư).

Mức độ biến cứng và chiều sâu biến cứng phụ thuộc vào phương pháp gia công và chế độ cắt (lượng chạy dao, chiều sâu cắt và tốc độ cắt). Khi tăng lượng chạy dao và tốc độ cắt, chiều sâu biến cứng tăng lên, ngược lại khi tăng tốc độ cắt thì chiều sâu biến cứng giảm xuống.

Các sai số của bề mặt gia công được phân biệt theo dấu hiệu hình học như sau:

Sai số hình dáng (độ ô van, độ côn, độ tang trống, độ đa cạnh,...)

          Độ sóng bề mặt.

          Độ nhám bề mặt (được tạo thành bằng những vết lồi, lõm dưới tác dụng của lưỡi cắt).


Hình 1. Các dạng bề mặt gia công

Bề mặt có thể có độ sóng và độ nhám cao (bề mặt 1 trên hình 1), độ sóng và độ nhám vừa phải (bề mặt 2 trên hình 1), bề mặt tương đối bằng phẳng nhưng có độ nhám cao (bề mặt 3 trên hình 1) hoặc bề mặt phẳng với độ nhám thấp hơn (bề mặt 4 trên hình 1).

Sai số hình dáng hình học là một trong những yếu tố của độ chính xác gia công, vì vậy các sai số này được nghiên cứu sâu ở chương 3 (độ chính xác gia công).

Độ sóng bề mặt xuất hiện khi gia công có rung động của hệ thống công nghệ (Máy - Dao – Đồ gá – Chi tiết gia công), quá trình cắt không liên tục, độ đảo của dụng cắt,… thông thường độ sóng bề mặt xuất hiện khi gia công các chi tiết có kích thước vừa và lớn bằng các phương pháp tiện, phay và mài.

Bề mặt chi tiết được gia công bằng các dụng cụ có lưỡi cắt (dao tiện, dao phay, dao bào,…) có độ nhám với các đặc tính khác nhau:

                                

               Hình 2. Độ nhám dọc (a) và độ nhám ngang (b)

          Độ nhám dọc (trùng với phương của vectơ tốc độ cắt – hình 2 a).

          Độ nhám ngang (vuông góc với phương của vectơ tốc độ cắt, hình 2 b).

Độ nhám dọc xuất hiện khi lực cắt có biến đổi gay ra rung động. Ngoài ra, độ nhám dọc còn xuất hiện do nguyên nhân của lẹo dao (hiện tượng lớp kim loại bị dính chặt trên mũi dao).

Độ nhám ngang thông thường lớn hơn độ nhám dọc. Khi gia công tinh bằng bề mặt bằng dụng cụ hạt mài, độ nhám bề mặt theo các phương ngang và dọc gần như nhau.

          Chất lượng bề mặt gia công phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

          - Tính chất của vật liệu gia công.

          - Phương pháp gia công (tiện, bào, phay, mài, ...).

          Chế độ cắt (tốc độ cắt, lượng chạy dao, chiều sâu cắt).

          - Độ cứng vững của hệ thống công nghệ gồm Máy-Dao-Đồ gá-Chi tiết gia công.

          - Thông số hình học của dao.

          - Cách dùng dung dịch trơn nguội.

Mỗi yếu tố để đánh giá chất lượng bề mặt gia công đều cần phải xem xét kỹ lưỡng, theo điều kiện kỹ thuật của máy móc, hoặc căn cứ theo yêu cầu của đơn hàng, ta nghiên cứu Đồ gá đặt và Dụng cụ cắt gọt cho phù hợp với Phương pháp gia công để vừa nâng cao năng suất vừa tăng chất lượng sản phẩm.




 Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Bài đăng mới nhất

Hướng dẫn vận hành Phay CNC SINUMERIK 840D sl / 828D, Siemens

Top All

Nguồn video của Blog Yêu Cơ khí YCK2020

Về chúng tôi

Về chúng tôi
Blog Yêu Cơ khí