Độ sóng bề mặt là gì?
Trong công nghệ chế tạo máy, Độ sóng bề mặt là chu kỳ không bằng phẳng của bề mặt chi tiết máy được quan sát trong phạm vi lớn hơn độ nhám bề mặt.
Đánh giá chất lượng bề mặt gia công bằng Độ nhám và Độ sóng bề mặt
Độ sóng bề mặt là một khái niệm thuộc nội dung “Đánh giá Chất lượng bề mặt gia công” của chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy. Ta cần phân biệt “Độ sóng bề mặt trong Gia công cơ khí” với khái niệm “Sóng Rayleigh trong Địa chấn học”.
Phân biệt Độ nhám và Độ sóng bề mặt trong chế tạo máy như thế nào?
Người ta dựa vào tỷ lệ gần đúng giữa chiều cao nhấp nhô và bước sóng để phân biệt độ nhám bề mặt và độ sóng của bề mặt chi tiết máy.
Độ nhám bề mặt ứng với tỷ lệ: l/h = (0 đến 50)
Độ sóng bề mặt ứng với tỷ lệ: L/H = (50 đến 1000)
Trong đó:
L: khoảng cách 2 đỉnh sóng.
l: khoảng cách 2 đỉnh nhấp nhô tế vi.
H: là chiều cao của sóng.
h: chiều cao nhấp nhô tế vi.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nội dung bài viết này có hữu ích với bạn không? #YCK2020 - Dự án Hỗ trợ Cộng đồng Cơ khí Trẻ