Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Trình tự phay mặt phẳng song song, vuông góc | Blog yêu cơ khí

Các bạn thân mến! Trong các phương pháp gia công cắt gọt, phương pháp Phay được áp dụng rất rộng rãi với nhiều khả năng công nghệ vượt trội. Phay (Mill) có thể gia công được những dạng bề mặt phẳng rộng, bề mặt lồi lõm hoặc hốc sâu; và gia công dễ dàng  những rãnh T, rãnh V, rãnh đuôi én hoặc các rãnh định hình. 
Trong bài viết này, Blog Yêu Cơ Khí YCK2020 xin chia sẻ "Trình tự phay mặt phẳng song song, vuông góc". Đây là bài học thực hành đầu tiên cho một người mới bắt đầu học cơ khí chế tạo.
Mời các bạn theo dõi ngay sau đây.
Với hầu hết các vật liệu gia công và hình dạng phôi, để gia công mặt phẳng song song vuông góc, các bước gia công đều được thực hiện theo trình tự: đầu tiên phải Gá phôi, dao, sau đó thực hiện Phay các bề mặt, cuối cùng cần Kiểm tra sau mỗi lần cắt gọt và tổng kiểm tra sản phẩm. 
Dưới đây là trình tự phay các mặt phẳng song song vuông góc, được đề xuất cả cho gia công với máy phay vạn năng thẳng đứng và máy phay nằm ngang.
  • Bước 1. Kiểm tra kích thước phôi để chia đều lượng dư gia công cho từng bề mặt. Mặt nào phay sau nên để lượng dư nhiều hơn mặt phay trước để đề phòng bị hụt kích thước. Đối với các chi tiết phức tạp nên để thợ nguội lấy dấu cẩn thận.
  • Bước 2. Chọn một mặt làm chuẩn ban đầu (thường là chuẩn thô) để xác định kích thước và vị trí tương quan. Mặt chuẩn có ảnh hưởng quyết định đến độ chính xác gia công, do đó phải được chọn đúng (trong sản xuất hàng loạt, bao giờ quy trình công nghệ cũng xác định mặt chuẩn, người thợ không phải tự chọn).
  • Bước 3. Gá phôi lên máy (gá trực tiếp lên bàn máy với bu lông và đai ốc hoặc thông qua đồ gá). Gá lắp phải định vị chính xác và kẹp chặt chắc chắn khi rà chỉnh, dùng búa đồng gõ để phôi không bị bẹp hoặc sứt cạnh. 
  • Bước 4. Chọn và lắp dao lên trục máy đúng quy tắc
  • Bước 5. Chọn chế độ cắt hợp lý và điều chỉnh máy để có số vòng quay và lượng chạy dao xấp xỉ trị số đã chọn.
  • Bước 6. Thao tác máy, gia công một mặt phẳng. Sau đó đổi vị trí của phôi (1800 nếu  phay hai mặt phẳng song song hoặc 900 nếu phay hai mặt phẳng vuông góc) rồi tiếp tục phay mặt thứ hai. Trong trường hợp phay bằng hai dao phay đĩa đồng thời thì mỗi lần phay được hai mặt phẳng song song.
  • Bước 7. Khi phay xong các mặt, dùng dũa làm cùn các cạnh sắc trên chi tiết.
  • Bước 8. Kiểm tra lần cuối các yêu cầu kỹ thuật (qua mỗi bước đã được kiểm tra từng mặt phẳng).

 

Kiểm tra độ không vuông góc khi phay mặt phẳng song song, vuông góc

Kiểm tra độ không vuông góc khi phay mặt phẳng song song, vuông góc


Kiểm tra độ không vuông góc khi phay mặt phẳng song song, vuông góc 

Kiểm tra khi phay mặt phẳng song song, vuông góc

Bạn có trao đổi gì về nội dung Trình tự phay mặt phẳng song song, vuông góc  này không? Hãy để lại Comment trong phần Nhận xét cuối bài đăng nhé. Bài viết này thuộc chủ đề  công bố trên Blog Yêu Cơ Khí YCK2020 - Kênh chia sẻ kiến thức về Công nghệ Chế tạo máy
-------------------
 Nội dung liên quan: 

 Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nội dung bài viết này có hữu ích với bạn không? #YCK2020 - Dự án Hỗ trợ Cộng đồng Cơ khí Trẻ

Bài đăng mới nhất

Các Phương Pháp Hàn trong Cơ Khí Chế Tạo - yck2020

Top All

Nguồn video của Blog Yêu Cơ khí YCK2020

Về chúng tôi

Về chúng tôi
Blog Yêu Cơ khí