Liên kết Trang

Nguồn video của Blog Yêu Cơ khí YCK2020

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

yck2020: Tìm hiểu về môn học Máy công cụ cắt gọt kim loại - Blog yêu cơ khí

Xin chào các bạn, hôm nay, blog yêu cơ khí cùng các bạn tìm hiểu về Môn học máy công cụ cắt gọt kim loại (Còn gọi tên khác là Máy cắt kim loại) khi học tập chuyên ngành công nghệ chế tạo máy.

Môn học máy cắt kim loại học những gì?

Môn máy cắt kim loại một số trường gọi là máy công cụ, Khi vào học môn này, các bạn học sinh, sinh viên ngành công nghệ chế tạo máy được tìm hiểu Đại cương về Máy cắt kim loại và các Máy cắt kim loại thường gặp. Tìm hiểu tốt môn học này sẽ giúp cho chúng ta có thể tìm mua máy công cụ cắt gọt kim loại rất dễ dàng.

Môn học máy cắt kim loại bao nhiêu tiết?

Môn học máy cắt kim loại có thể được học tập với thời lượng 45 đến 60 tiết, tùy từng chương trình đào tạo từ trường khác nhau,  thông thường, khoảng từ 3 đến 4 đơn vị học trình. 

Máy cắt kim loại

Các nội dung khi nghiên cứu đại cương về máy kim loại bao gồm:

  • Khái niệm về máy cắt kim loại 

  • Các dạng bề mặt gia công 

  • Các phương pháp tạo hình 

  • Chuyển động tạo hình 

  • Sơ đồ kết cấu động học 

  • Phân loại và ký hiệu 


Khi tìm hiểu về máy cắt kim loại, Chúng ta sẽ được Tìm hiểu về các máy cắt gọt kim loại thông dụng bao gồm: Máy tiện, Máy phay, Máy bào, Máy khoan, Máy xọc, Máy mài và những máy điều khiển tự động, Máy công cụ điều khiển số CNC..

Chương 2: Máy tiện

Máy tiện là một loại máy thông dụng nhất trong các xưởng gia công cơ khí.

 Khi tìm hiểu về máy tiện chúng ta sẽ được đề cập tới các vấn đề trọng tâm, bao gồm:

  • Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy tiện 

Nguyên lý chuyển  động 

Sơ đồ kết cấu động học máy tiện 

  • Công dụng và phân loại 

Công dụng 

Phân loại 

Các bộ phận cơ bản 

  • Máy tiện ren vít vạn năng 

Máy tiện T 620

Máy tiện ren vít vạn năng T616 

Các loại máy khác như:   Máy tiện hớt lưng;  Máy tiện Revolver, Máy tiện đứng …

Ngoài ra còn được Tìm hiểu về phương pháp điều chỉnh máy tiện vạn năng điều chỉnh máy gia công ren. 

Những kiến thức cơ sở về máy cắt gọt kim loại này sẽ giúp chúng ta có kiến thức, kĩ năng để thực hành gia công cắt gọt trong những nội dung tiếp theo của chương trình học tập.

Trong chương 3, các nội dung về máy khoan doa bao gồm tìm hiểu nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học của máy khoan máy doa. 

I. Máy khoan 

 Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy khoan 

 Công dụng và phân loại máy khoan

 Máy khoan đứng 2A150

 Máy khoan cần  2B56

Mời bạn tìm hiểu về bài viết máy khoan cần trên blog yêu cơ khí tại đây: Máy khoan cần: Cấu tạo, Nguyên lý chuyển động và Một số loại máy khoan cần phổ biến

II. Máy doa 

 Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy doa

 Công dụng và phân loại máy doa

 Máy doa điển hình là máy doa  ngang 2620B

Chương IV: Máy phay 

Đầu tiên, chúng ta cũng được tìm hiểu về Nguyên lý và sơ đồ kết cấu động học máy phay. Sau đó chúng ta sẽ nghiên cứu Công dụng và phân loại  máy phay.

Tùy theo từng trường với những chương trình đào tạo khác nhau dựa trên cơ sở vật chất hiện có của những việc thực tập các bạn sẽ được làm quen với những máy phay cụ thể. Máy phay ngang vạn năng P82, Máy bay đứng,  Máy phay CNC,...

Trong nội dung học tập về máy phay chúng ta cũng được tìm hiểu về ứng dụng của Đầu phân độ trong các kỹ thuật gia công phay, bao gồm:

IV.1. Công dụng  Đầu phân độ 

IV.2. Phân loại  Đầu phân độ 

IV.3. Phương pháp phân độ 

IV.3.1. Đầu phân độ có đĩa chia 

IV.3.1. Đầu phân độ không có đĩa chia 

 

Chương V: Máy gia công bánh răng 

Tìm hiểu về các máy gia công bánh răng. Chúng ta sẽ được Tìm hiểu về các phương pháp gia công bánh răng trên các máy điển hình:

Máy phay lăn răng 

Nguyên lý gia công lăn răng 

Máy phay lăn răng 5E32 

Máy xọc răng 

Nguyên lý gia công xọc răng 

Máy xọc răng 514


Xem thêm video mô tả Nguyên lý gia công xọc răng 


Video mô tả Các phương pháp gia công bánh răng 


Chương VI: Máy mài 

Khi tìm hiểu về máy mài chúng ta cũng được nghiên cứu Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học; Phân loại máy mài:

Máy mài tròn ngoài  

Máy mài tròn trong  

Máy mài phẳng  

Máy mài tròn ngoài 3A150

Máy mài phẳng 

Chương VII: Máy chuyển động thẳng 

Chương 7 chúng ta sẽ nghiên cứu tới các máy có chuyển thẳng cắt còn là chuyển động thẳng,  bao gồm:  Máy bào, máy xọc, máy chuốt…

Ở đó chúng ta cũng được Tìm hiểu về công dụng phân loại sau đó sẽ tìm hiểu những máy có chuyển động cắt gọt là chuyển động thẳng cụ thể bao gồm máy bào ngang 7A35, máy xọc 743, một số loại máy chuốt thông dụng.

Chương VIII: Đại cương về máy tự động 

Chương 8 Đại cương về máy tự động sẽ đề cập tới những máy công cụ điều khiển số, bao gồm: những khái niệm mở đầu về máy công cụ điều khiển số CNC, vai trò của máy điều khiển số lý thuyết và máy tự động, nhiệm vụ tự động để giảm tổn thất và nâng cao năng suất, quy trình công nghệ và vấn đề tự động hóa. 

  • Tự động hóa là gì?
  • Vai trò qui trình công nghệ trên MTĐ 
  • Các phương án công nghệ khác nhau trên máy tự động 
  • Chọn công nghệ tiên tiến nhất để tự động hóa 
  • Áp dụng nguyên tắc trùng nguyên công 
  • Phôi liệu dùng trong máy tự động 
  • Chế độ cắt trên máy tự động 

Khi nghiên cứu và máy tự động chúng ta cũng được Tìm hiểu về Các hệ thống điều khiển;

Các nhóm máy điều khiển bằng trục phân phối ;  Sơ đồ động máy tự động ; Các cơ cấu kẹp phôi; Các phương pháp cắt ren trên máy tự động và Điều chỉnh máy tự động.

Hi vọng rằng Blog yêu cơ khí đã chia sẻ với bạn thông tin hữu ích, giúp bạn có cơ sở thuận lợi khi nghiên cứu môn học máy cắt kim loại trong chương trình của sinh viên chuyên ngành công nghệ chế tạo máy. Chúc các bạn thành công.

Link file word bài viết này tại đây

Bạn có trao đổi gì về nội dung này không? Hãy để lại Comment trong phần Nhận xét cuối bài đăng nhé. Bài viết này thuộc chủ đề Máy công cụ  công bố trên Blog Yêu Cơ Khí #YCK2020 - Kênh chia sẻ kiến thức về Công nghệ Chế tạo máy. 

 Bạn muốn tìm kiếm gì không?